Tôi không hiểu những áp lực mà nàng phải chịu, chỉ có thể cố để hiểu.
Nàng đối với tôi cũng vậy.
Khi một trong hai người cảm thấy vui vẻ, người kia chưa chắc đã có thể
cảm nhận được vui vẻ, nhưng chỉ cần tâm trạng một người xuống dốc,
người kia sẽ hoàn toàn bị truyền nhiễm, hơn nữa cũng sẽ truyền nhiễm lại.
Nói cách khác, mức độ lan truyền niềm vui giữa chúng tôi yếu đi, mà
mức độ lan truyền nỗi buồn lại mạnh hơn trước rất nhiều.
Thường muốn nói điện thoại nhiều hơn, nhưng cước điện thoại đắt tới
mức không có nhân tính, khiến tôi đầy áp lực.
Cuộc sống hàng ngày không có nhiều chuyện mới mẻ, vì thế những câu
như kiểu có mệt không, có nhớ anh không, đã trở thành trợ từ sau những
dấu chấm câu, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu cách, dấu chấm than… trong điện
thoại.
Lâu dần, thậm chí mơ hồ cảm thấy gọi điện thoại chỉ để lấy lệ.
Anh nhớ em, anh rất nhớ em, anh cực kỳ nhớ em, anh không có giây
phút nào không nhớ đến em…
Đây đã trở thành những lời tôi chắc chắn sẽ nói khi gọi điện thoại cho
nàng.
Mặc dù tôi thật sự rất nhớ nàng, nhưng lần nào cũng nói lại khiến tôi
cảm thấy nỗi nhớ giống như một thứ đồ chẳng đáng giá.
Vỹ Đình có lẽ cũng thấy thế, vì vậy khi nàng nghe nhiều rồi, sẽ thấy tê
liệt.
“Có thể nói thêm vài câu dễ nghe được không?” Ở đầu dây bên kia, Vỹ
Đình luôn nói như vậy.
Lúc đầu tôi sẽ rất cố gắng nói vài lời lãng mạn, tôi biết đó là điều nàng
muốn nghe.
Hoặc có thể vì ở hai nơi xa cách, nên nàng cần nhiều dinh dưỡng lãng
mạn để duy trì sinh mệnh của tình yêu. Nhưng, nói những câu lãng mạn là