KHỔNG TƯỚC RỪNG SÂU - Trang 80

Có lẽ vì tôi có cảm giác áy náy rất sâu sắc với Lưu Vỹ Đình, nên sau

khi Liễu Vỹ Đình đi rồi, khi tôi đã không cần phải cố gắng đè nén ý nghĩ
nhớ tới Lưu Vỹ Đình nữa, tôi lại nhớ tới cô ấy. Tôi rất muốn biết cô ấy
đang ở đâu, đang làm gì, sống có tốt không? Những khát khao đó thậm chí
có thể che lấp nỗi bi thương khi nhớ về Liễu Vỹ Đình.

Điều này không có nghĩa rằng trong lòng tôi, Lưu Vỹ Đình có địa vị lớn

hơn Liễu Vỹ Đình, hai người họ không thể đem ra so sánh.

Sự ra đi của Liễu Vỹ Đình giống như việc người thân mất đi, ngoài việc

đối mặt để thoát khỏi đau thương, căn bản không còn cách nào khác.

Nhưng Lưu Vỹ Đình giống như một việc quan trọng chưa hoàn thành,

chỉ cần một ngày chưa làm xong sẽ mãi vướng mắc trong tim. Đó là một
phần của quá trình trưởng thành, tôi nhất định phải hoàn thành nó, cuộc
sống mới có thể tiến về phía trước.

Để chạy trốn nỗi đau khi nhớ về Liễu Vỹ Đình, tôi cố gắng nhớ lại

những gì không vui vẻ khi ở bên nàng.

Nếu như rất muốn quên một người nhưng lại gặp khó khăn, vậy thì thử

nhớ về những điểm không tốt của người đó xem. Tuy đây là cách nghĩ yếu
đuối, nhưng tôi thực sự không tìm ra cách nào khác để mình có thể phấn
chấn hơn.

Nhưng trong những ký ức về Vỹ Đình, ngoại trừ sau khi nàng tới Đài

Bắc chúng tôi thỉnh thoảng có tranh cãi ra, đa số hồi ức đều ngọt ngào,
giống như nụ cười của nàng.

Muốn lọc ra những điểm không tốt, ngược lại lại càng thấy rõ hơn

những điểm tốt, điều này càng làm tôi thêm đau khổ.

Khi tôi muốn từ bỏ cách nghĩ nhu nhược này, chuyển sang sử dụng

chiến lược trốn tránh tiêu cực, tôi bỗng nhớ tới cuộc nói chuyện khi tôi
cùng nàng ngắm mặt trời lặn ở biển An Bình lần đầu tiên:

“Cảm ơn em không từ chối anh.”

“Em không có cách nào từ chối sự lãng mạn.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.