bày qua những bản quảng cáo ấy bề ngoài có vẻ lộn xộn, nhưng thật ra rất
nghệ thuật. Ở đây có ảnh những khách sạn nhiều tầng, những cây cọ, những
di tích cổ, những tàu vượt đại dương. Pêchya thấy Rômulux và Rêmur da
trắng đang áp mặt vào cái vú sù sì của con chó sói lông trắng, con sư tử có
cánh của thánh Mark, núi Vêduyvơ với cây thông có tán ở mặt trước, nhà
thờ Milăng, tháp Pidơ nghiêng nghiêng - tất cả những hình ảnh tượng trưng
ấy của các thành phố Ý lập tức đưa thằng bé vào chuyến du lịch ra nước
ngoài.
Cũng thuộc phạm vi thế giới đó, chắc chắn còn có cả chính văn phòng
hãng tàu thủy cùng với tất cả những tranh quảng cáo màu, những bảng giá,
những bàn giấy đáng kính, những chiếc tủ bằng gỗ tử đàn, những đồng hồ
chính xác trên tàu thay cho đồng hồ thường, những mô hình tàu thủy đặt
trong hòm kính, chân dung của vua và hoàng hậu và chính bản thân các ông
mặc áo jăckét, nói tiếng Nga lơ lớ, thái độ hết sức lễ phép, bán cho Vaxili
Pêtrôvits những tấm vé đẹp hạng hai, trong đó đã tính cả tiền ăn từ Ôđexxa
đến Naplơ, đồng thời chốc chốc lại xoa mái đầu húi ngắn của Pavlik và
mím cười âu yếm gọi nó là “chú bé xinho du lịch”.
Từ lúc ấy, Pêchya luôn luôn có cảm giác rằng bố con nó đã đi du lịch.
Sau khi lấy được vé và còn được tặng thêm hàng đống sách hưởng dẫn
và bảng quảng cáo, bố con nó cảm động rời khỏi văn phòng hãng Lơloiđơ.
Khi ấy, Pêchya tưởng chừng như đại lộ Nikôlaepxki là một đại lộ gần biển
của một thành phố nước ngoài, còn bức tường quen thuộc của quận công
Risơliơ với trái bom bằng gang ở dưới bệ là một thắng cảnh quan trọng
nhất, chẳng những nên xem, mà còn phải ngắm nghía cho kỹ. Quang cảnh
bến cảng ở phía dưới đại lộ với vô số lá cờ ngoại quốc tung bay trong gió
biển lồng lộng cũng ăn khớp với tâm trạng của thằng bé.
Ngày lên đường đã đến.
Tàu nhổ neo vào bốn giờ chiều. Lúc một rưỡi, Đunhya được sai ra ga
gọi hai chiếc xe. Một xe dành cho bác đi tiễn bố con Pêchya. Bà choàng
khăn và đội chiếc mũ gài hoa cúc, cũng ngồi với Pavlik xúc động đến