bến. Đấy là ngày cuối cùng tàu đỗ ở bến, và phải tận dụng dịp tốt ấy.
Người đầu tiên họ gặp trên bến là anh chàng dẫn đường, anh ta sung
sướng vung cái ba-toong bằng tre trên đầu chào mừng họ, còn cạnh đấy là
cỗ xe ngựa với một người Maxêđoan nước da màu đồng, nhẫn nại ngồi trên
ghế đánh xe.
Và tất cả lại như hôm qua, chỉ thêm một cái mới là anh chàng lôi họ
đến các chợ và các các hàng quen, coi đó cũng là thắng cảnh và nài họ mua
những vật kỉ niệm.
Mua các vật kỉ niệm là việc nguy hiểm và tốn kém, cũng như xem các
thắng cảnh. Nhưng bố con Bátsây choáng váng vì những ấn tượng lạ, đã
lâm vào cơn sốt du kích đến nỗi mất hết ý chí và mê man như kẻ mộng du,
chiều theo mọi ý muốn ngông cuồng của người hướng dẫn tham quan.
Bố con nó mua hàng tập bưu thiếp tô mầu thô lỗ, in hình những thắng
cảnh mà thực ra họ đã chán phè. Họ bỏ ra những đồng piatra và đồng Lia
mua chuỗi tràng hạt cây làm bằng hạt cây bách, những quả cầu bằng thủy
tinh đúc, ở giữa của những đường xoáy ốc nhiều màu, những vỏ sò nhiệt
đới, những con dao để cắt, những ngòi bút bằng nhôm, đúng là những thứ
có thể mua được ở khu triển lãm Ođexxa.
Trong bức tường của một tu viện Hy lạp, các tu sĩ Afôn cứ giúi vào
tay họ, buộc họ phải bỏ ra sáu piatra mua cái hộp gỗ vàng có tấm kính
phóng dại khổng lồ: nên dùng kính ấy đề ngắm phong cảnh Afon.
Mãi đến khi tới khu châu Âu của Côngxtăngtinôpôn - giữa những cửa
hàng, những hiệu ăn, những nhà băng và sứ quán, lộng lẫy chìm ngập trong
bóng cây xanh rợp của những khu vườn phương nam - họ mới hồi tỉnh lại.
Người hướng dẫn kéo họ vào một cửa hàng bán phụ tùng chụp ảnh để mua
máy ảnh Côdắc, mua máy xong thì anh ta mời bố con Bátsây cùng đi ăn với
anh trong một tiệm ăn Pháp sang trọng.
Nhưng đến đây Vaxili Pêtrôvits lại tỉnh ngộ, ông nổi giận và để khỏi
xa phí và phá sản, ông nhảy sang một cực đoan khác: đi vào những ngõ dân