gia đình Batsây người ta thường nói đến với một vẻ vừa kính trọng, vừa
khinh bỉ là “Khu trung tâm”.
Dĩ nhiên là gia đình Batsây không ở “khu trung tâm”. Ở đấy là “những
người giàu có”, tức là những người đặc biệt, đi tàu bay hay xe đều đi vé
hạng nhất, ngày nào cũng có thể đi xem hát, và không hiểu tại sao mãi bẩy
giờ tối mới ăn trưa...” Nhưng không phải vì ghen tức mà ông bất mãn, ông
Vaxili Bátsây vốn có thái độ ôn hòa, bất đối kháng, lý tưởng hóa cuộc sống
- cái thái độ cố hữu của trí thức Nga. Nhất là ông, một con người nhân từ,
đa cảm trong giọng nói thường nhiều nước mắt hơn là sắt thép. Nhưng khi
phải đi đến quyết định: chỉ cần tỏ thái độ đầu hàng hay nhượng bộ trong
phút chốc thôi để giữ cho cuộc đời yên hòa và sung túc, thì trong con người
ông lại bộc lộ cái thái độ cứng rắn trước mọi thứ dọa dẫm và mua chuộc vì
sự thánh thiện của đạo lý và vì lòng tự trọng.
Cuộc sống nghiệt ngã, những bất công và đau khổ đã mở cho tầm mắt
ông nhận ra cái bản chất của thứ uy lực tối thượng mà ông đang thờ phụng.
Sau lần xung đột với thượng cấp, lần đầu tiên trong đời ông hiểu: “Ở nước
Nga một khi đã ra làm việc Nhà nước thì không thể làm một con người
ngay thẳng, không khom lưng cúi đầu được. Chỉ có thể là một quan chức
đần độn của Sa hoàng, một viên chức không có ý kiến riêng của mình, chỉ
biết tuân lệnh, tức là tuân lệnh quan trên, cho dù đấy là những mệnh lệnh
bất chính và tội lỗi đi nữa. Với Vaxili Pêtrôvits, điều khủng khiếp nhất là tất
cả cái đó lại bắt nguồn chính từ uy lực tối thượng của người đã được
thượng đế ban cho ngai vàng để cai quản nước Nga”.
Những giây phút tỉnh ngộ ấy hiếm hoi và quý giá vô cùng. Nó đã
hướng ông Batsây đi vào một cuộc đời mới.
Khác với gia đình ông Vaxili Batsây, trong xóm Cối xay Gần, ở cái thế
giới người nghèo này của Gavrik, tất cả đều được thực hiện một cách dứt
khoát, nhanh chóng, chắc chắn và không khoan nhượng. Ở đây, người ta
không thừa nhận những cảm lụy, suy tư và dao động, ở họ - những người
lao động bao giờ cũng sẵn sàng một quyết định hành động và ai cũng biết