rõ là phải thực hiện quyết định đó như thế nào. Đối với V. Kataep, thì
Rôđirôn Giukốp, Terenti, Tsernoivanepko, Gavrik và những chiến hữu của
họ đều là những anh hùng.
Trong “Khu trại trong thảo nguyên” ảnh hưởng của Gavrik đối với
Pêchya quá rõ ràng và cụ thể. Nhà văn đã bám sát đôi bạn của mình lang
thang đi khắp chốn: trên bãi biển, trên đường phố và chui cả vào những ngõ
ngách của Ôđexxa. Đối với Gavrik thì bãi biển, đường phố, xó chợ... chỗ
nào cũng thân thuộc như trong căn lều rách nát của ông nó trước đây và
ngôi nhà lụp xụp của anh nó hiện nay. Việc kiếm sống đã dạy cho nó tính
tháo vát, khôn khéo, đôi khi ranh mãnh và tính thận trọng, đã khơi lên lòng
căm thù. Do đó thái độ của nó rất dứt khoát: một lần thôi và suốt đời.
Pêchya luôn luôn khâm phục cái khôn ngoan mà bạn nó đã học được
trên đường phố. Và tất cả “những gì ở nhà đối với nó đều trở nên chán ngắt
và vô vị, mặc dù nó rất yêu bố và bà bác “bướng bỉnh” của nó. Khi đến
xóm Cối xay Gần, ở đây cái gì đối với nó cũng mới mẻ và mỗi lúc một
khác. Nhưng nó không quay lưng lại với gia đình.
Ngôi nhà, bầu không khí gia đình, những ảo tưởng của bố và lòng bất
mãn cao thượng của bác là một dòng tư tưởng, những câu chuyện của anh
Terenti, tấm gương của Rôđiôn Giukốp, những hoạt động của Gavrik lại là
một dòng khác. Và hai dòng tư tưởng đó thoạt nhìn mới trái ngược làm sao.
Trong cả bộ sử thi “Sóng Hắc hải” Pêchya luôn luôn là điểm xoáy của các
luồng gió từ bốn phương thổi tới. Cuộc đời Pêchya: tham gia cách mạng,
tham gia nội chiến và sau này tham gia cuộc chiến tranh yêu nước luôn
luôn là sự tiếp diễn và phát triển của điểm giao lưu của các luồng tư tưởng
đó.
*
* *
“Khu trại trong thảo nguyên” là tập thứ hai của bộ “Sóng Hắc hải” đã
được mở đầu bằng cuốn tiểu thuyết mang cái tên thơ mộng “Cánh buồm