làm cho kẻ thù kiêng nể. Những cuộc tìm kiếm để xây dựng cuộc sống điền
viên, những lo âu và xung đột của Vaxili Batsây rút cục cũng có cái gì
giống với tính chất lãng mạn tích cực của những người trong ủy ban bí mật.
Giữa ông giáo Batsây và họ có những cái giống nhau: họ có chung một kẻ
thù.
Trong lúc gia đình Batsây đã bó tay trước sự chèn ép của cái xã hội
“cá lớn nuốt cá bé”, mọi người đã an phận chờ đợi cái tai họa phải đến, thì
vào một buổi sáng đẹp trời anh em công nhân ở Xóm Cối xay Gần đã đến
giúp gia đình Batsây thu hoạch vụ trái cây theo lệnh của ủy ban bí mật. Ở
đây có một cái gì rất cảm động, phóng khoáng như một khúc ca đồng nội.
Và để trả công, - theo nguyên tắc có đi có lại, ông giáo Batsây giảng cho
anh em công nhân một số bài học phổ thông về lịch sử, địa lý, văn học...
Sau cái phút tỉnh ngộ kia giờ đây đã đến lúc ông dậm chân quật vào mặt
bọn cảnh sát khi chúng ập đến muốn phá rối cuộc sống điền viên của ông
“Tôi yêu cầu những người lạ mặt đêm hôm không được xộc vào trang trại
của tôi”. Phút tỉnh ngộ đã đưa đến bước ngoặt lớn là sự giác ngộ tư tưởng
của ông. Hành động đó làm ta liên hệ tới hành động của ông cách đấy mấy
năm (“Cánh buồm trắng cô độc”): chính ông đã che chở cho anh lính thủy
của chiến hạm Pôchômkin là Rôđiôn Giukốp thoát khỏi sự truy nã của cảnh
sát - lúc này, hành động của ông mới xuất phát từ lòng nhân từ.
Về Rôđiôn Giukốp khi anh ra đi thì “Thuyền ai thấp thoáng lẻ loi
cánh buồm!” (“Cánh buồm trắng cô độc”) và giờ đây anh trở về thì mặt
biển nhộn nhịp những cánh buồm. Khi ra đi anh chỉ là anh lính thủy quả
cảm được ông cháu Gavrik cứu sống, giờ đây anh trở về với tư cách là đại
diện của Ban chấp hành Trung ương Đảng công nhân xã hội dân chủ. Còn
ông giáo Batsây thì đứng nghe anh nói chuyện về “tình hình chính trị” một
cách chăm chú đến nỗi Pêchya đi ngang qua và chạm vào người ông cũng
không hay. Và trong mỗi mắt kính của ông “lấp lánh một đốm lửa nhỏ”.
Chính những tình tiết này làm cho câu chuyện dịu dàng và hấp dẫn về
đôi bạn tâm giao trở thành câu chuyện về sự tất yếu của cách mạng, về sự