Cái tên ấy còn lạ với Pêchya, nhưng cậu Makxơ con trai của Marxim
Gorki mà chúng đã vô tình gặp nhau ở Nêapôn - thì lại biết rõ đó là ai và
chính cậu thường giúp bố mang thư đi gửi theo địa chỉ này, Rồi sau đó
Pêchya cứ thấy những kiều dân Nga nhắc đi nhắc lại cái tên ấy mỗi khi họ
gặp nhau.
Hóa ra ở nước ngoài tất cả những người Nga được chia ra thành hai
loại: những người Nga đi du lịch và kiều dân Nga. Đi du lịch là những
người giàu có, trừ bố con Batsây. Trên tàu xe họ đi vé hạng nhất, họ nghỉ
lại ở những khách sạn mà giá buồng ngủ đắt đến mức họa có điên, mới dám
thuê, họ ngồi ăn trên các hàng hiên của những tiệm ăn sang trọng nhất.
Kiều dân Nga là những người khác hẳn. Họ là những trí thức nghèo, ăn
mặc xoàng xĩnh, đi tàu hạng ba và sống trong những quán trọ nhỏ, rẻ tiền
nhất. Họ tranh cãi nhau suốt ngày, có khi gần như thâu đêm, họ lớn tiếng
thét lên nhưng lời lẽ đậm màu “chính trị” mà lần nào nghe thấy “cũng làm
cho ông Vaxili Batsây “bối rối”. Trong số đó một kiều dân Nga đã bị bọn
sen đầm bắt ngay trước mắt bố con ông vì người ta khám thấy trong hành
lý của anh ta có truyền đơn.
Đó là lần ba bố con ông gặp gỡ lại nước Nga ở ga biên giới.
Trong “Khu trại trong thảo nguyên” Gavrik, thông qua tình bạn của
mình với Pêchya, gần như chiếc cầu. nối liền gia đình Batsây với gia đình
Tsornôivanenko và cả nhóm công nhân ở Xóm Cối xay Gần, với những nhà
cách mạng và phong trào cách mạng vô sản. Tình bạn của hai cậu thiếu
niên Pêchya và Gavrik tuy không còn vẻ hồn nhiên như ngày xưa nữa,
nhưng quan hệ của chúng vẫn trong sáng, đã trở thành tình bạn có ý thức và
rất thiết thực. Sự trưởng thành của Pêchya sau chuyến đi và sự trưởng thành
của Gavrik trong hoạt động và học tập phải chăng là sự lớn mạnh của các
lực lượng cách mạng.
V. Kataep viết “Khu trại trong thảo nguyên” khi ông đã trở thành nhà văn
nổi tiếng. Ở đây ngòi bút của ông tỏ ra điêu luyện, biểu lộ rõ kỹ năng sử
dụng tình tiết và làm cho bất kỳ một tình tiết nào cũng có một cuộc sống