độc lập trong mọi liên kết hữu cơ của câu chuyện. Nhiều biểu tượng được
nêu lên tưởng như vô tình song lại tô đậm cho ý tưởng, làm cho ý tưởng trở
nên trong sáng, dễ hiểu và khắc sâu trong tâm trí người đọc theo lối tương
phản để khắc họa các mặt đối lập: “đêm càng tối, sao càng sáng”.
“Khu trại trong thảo nguyên” kết thúc, thoạt tiên là buổi nói chuyện về
“tình hình chính trị”, nhưng vì có cảnh sát đến quấy rối, nên sau đó biến
thành một buổi học về thiên văn làm ta có cảm tưởng như đó là buổi mít
tinh chào mừng người “đại diện của Ban chấp hành Trung ương - Rôđiôn
Giukốp về thăm lớp học đêm của trường học nhân dân của ông giáo
Batsây”.
*
* *
Giữa những sự kiện của tập I và tập II trong bộ “Sóng Hắc hải” chỉ
cách nhau có mấy năm, nhưng giữa hai lần xuất hiện của hai tập sách lại
cách nhau gần hai chục năm. Sau “Cánh buồm trắng cô độc” độc giả nóng
lòng chờ đợi xem “sau đó sẽ ra sao”?, còn nhà văn thì tâm sự: “tôi khao
khát được bắt tay ngay vào viết cuốn “Khu trại trong thảo nguyên”. Địa
điểm là Ôđexxa. Thời gian là 1910 - 1915. Nhân vật là những người bạn cũ
của tôi: Pêchya và Gavrik. Tài liệu đã thu thập đủ, nhưng chưa sắp xếp
xong. Tôi hy vọng sẽ viết xong “Khu trại trong thảo nguyên” vào mùa thu”.
Nhưng như ta thường thấy, cuộc sống đã phá vỡ kế hoạch của nhà văn
và thay vào đó những kế hoạch của nó. “Những sự kiện trên thế giới đã
làm hỏng hết các kế hoạch của tôi, - V. Kataep nhớ lại: trên không trung đã
văng vẳng mỗi lúc nghe một rõ hơn tiếng thở của cuộc chiến tranh đang
xích lại gần. Tôi nghĩ nhiều đến việc viết những tác phẩm nhằm khêu gợi
và đốt nóng trong trái tim và khối óc người xô viết tình cảm yêu nước. Thế
là tôi đã viết: “Tôi, người còn trai của nhân dân lao động” và sau đó, vào
những năm chiến tranh thì viết các truyện dài “Người vợ” và “Người con
trai trung đoàn”. Do đó các kế hoạch cũ của tôi tạm thời phải gác lại,