xếp các bao tải xuống dưới gốc cây, lết đi bằng đầu gối và lấy tay cố vuốt
phẳng các nếp gấp.
Chẳng mấy chốc, từ những chiếc làn, mũ và vạt tạp dề đầy những trái
anh đào to, chín ửng trút xuống mặt những cải bao bì ấy, tiếng rơi thật êm
nhẹ.
Tiếng ồn ào khó hiểu khiến bà Tachyana thức giấc, ra khỏi nhà. Thoạt
đầu bà ngợ rằng mađam Xtôrôgienkô đã nắm quyền sở hữu khu trại và bọn
đàn em của mụ đến cướp trắng khu vườn một cách hung tợn.
Tuy bà đã cam chịu thừa nhận điều đó là không sao tránh được, nhưng
lúc này, nhìn thấy những kẻ lạ mặt hái anh đào ngay trước mắt bà, bà vẫn
tái người đi và quát lên bằng giọng yếu ớt:
- Sao các người dám làm càn! Ai cho phép các người! Quân ăn cướp!
- Ô khô-ô-ông, bà hiểu nhầm đấy! - Gavrik nói bằng giong ngọt ngào
êm tai như hát (đúng lúc đó nó kéo chiếc thang đi ngang qua chỗ bác
Tachyana) - Đây toàn là người Xóm Cối Xay Gần của cháu đấy. Bác
Tachyana Ivanôpna ạ, bác cứ yên tâm, không mất quả nào đâu - bằng bất cứ
giá nào. Tất nhiên có thể có người nào vô tình cho vào mồm một hai quả,
thì cũng chẳng đáng kể gì! Bác thấy đấy, quả sai trĩu lạ lùng! Cầu Chúa cho
đến dịp lễ phục sinh ai ai cũng được như thế này. Bác bán lẻ ít nhất cũng
được ba karbovanet một pút. Còn cái mụ già buôn hàng ở chợ ấy cứ là hốc
xịt! - Và Gavrik làm một cử chỉ chế nhạo.
- Khoan đã, cháu hãy nói cho bác rõ, - bác Tachyana nói, nhìn chằm
chằm vào khuôn mặt cáu kỉnh, kiên quyết của Gavrik và cố hiểu xem như
thế là thế nào.
- Bác đừng trách chúng cháu không hỏi bác, - Gavrik nói, - nhưng còn
hỏi vào lúc nào nữa, bởi vì như người ta nói, lúc này là lúc một ngày nuôi
sống cả một năm. Bỏ lỡ thời vụ là hỏng hết. Mà chúng cháu còn phải đi
kiếm ván bìa, bao gai, bao cói và đủ mọi thứ linh tinh khác. Sao ạ? Không
phải như thế ư? Hay nên để cho con mẹ hàng chợ nó làm cho các bác trở