KHU TRẠI TRONG THẢO NGUYÊN - Trang 358

vào đó.

Những chiếc xe đàn đi đi về về. Ngựa thở phì phì. Những dành đựng

quả cọt kẹt. Buổi tối, ngoài thảo nguyên rực lên những đống lửa, và cùng
với khói từ nơi ấy đưa lại mùi cháo đặc và khoai tây nướng thơm ngon.
Tiếng ca rộn ràng. Có cái gì hào hứng như trong ngày hội. Mà đây đúng là
ngày hội của lao động tự do, vui tươi.

Nhưng Vaxili Pêtrôvits không nhận thấy gì hết, hay đúng hơn là ông

không muốn nhận thấy. Ông cảm thấy đau khổ, bế tắc, cái tâm trạng của
một người cả tin bỗng nhận ra là mình luôn luôn bị lừa dối một cách trắng
trợn. Ông hiểu rằng ông bị cuộc sống lừa dối.

Thì ra ông luôn luôn sống trong thế giới ảo tưởng. Và ảo tưởng nguy

hiểm nhất là ông cho mình là một cá nhân tự do, có đầu óc độc lập. Nhưng
thực ra với tất cả những suy nghĩ cao quý, đẹp đẽ của ông, với tâm hồn
thánh thiện và, trái tim cao quý của ông, với lòng yêu tổ quốc và nhân dân
như thế, ông vẫn chỉ là một tên nô lệ giống như hàng triệu người Nga khác
- tên nô lệ của nhà thờ, nhà nước và của cái gọi là xã hội.

Ồng chỉ mới có một cố gắng yếu ớt thử làm người trung thực và

không phụ thuộc, là lập tức nhà nước (đại diện là tên đốc học khu
Xmôlianhinốp) và sau đó là “xã hội” (đại diện là tên Faigơ) ra tay trị ông,
rồi khi ông quyết định sống “bằng lao động của đôi tay” và kiếm miếng ăn
bằng “mồ hôi nước mắt” thì hoá ra cũng không được, bởi vì madam
Xtôrôgienkô không thích cho ông làm như thế.

Phần lớn thời gian Vaxili Pêtrôvits nằm trên chiếc giường gấp. Nhưng

bây giờ ông không quay mặt vào tường nữa. Ông nằm ngửa, tay khoanh
trên ngực, và nhìn đăm đăm lên cái trần nhà ngời sáng ánh phản xanh xanh
của khu vườn. Hai hàm răng ông nghiến chặt, và một nếp nhăn tức giận hằn
rõ thành một nét chéo xiên trên vầng trán đẹp, như nặn bằng thạch cao của
ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.