- Sáu trăm năm mươi tám rúp tiền lãi! - Têrenti xoa tay nói. – Thế là
bây giờ ông bà ung dung rồi!
- Xin cho phép hỏi, - không tin vào mắt mình, Vaxili Pêtrôvits kêu lên,
- đầu đuôi ra sao chị? Thế còn ngựa? Còn xe tải? Thế còn... cái gì nhỉ?... à,
cái chuyện không trả công vận chuyển thì sao?
- Ồ, ông yên tâm, Têrenti nói, - hãng chúng tôi làm ăn đứng đắn. Đối
với những người tốt, chúng tôi có thể tìm ra đủ mọi phương tiện: cả ngựa,
cả xẻ tải, cả bao bì. Chính vì thế, chúng tôi mới là vô sản như người ta
thường nói. Mọi cái đều ở trong tay chúng tôi, ông Vaxili Pêtrôvits ạ.
Không phải thế sao?
Mặc dù từ “vô sản” không chỉ mang hơi hướng chính trị, mà còn có ý
nghĩa là một cuộc cách mạng thực sự, nhưng ở miệng Têrenti nói ra nó
bình dị, tự nhiên quá đến nỗi Vaxili Pêtrôvits tiếp nhận nó như một từ cần
thiết, trong lòng ông không hề có một phản ứng ngầm nào.
- Vậy ra tất cả những việc đó đều do ông thu xếp ư? Vaxili Pêtrôvits
hỏi, đeo kính kẹp mũi lên, và nhìn Têrenti bằng cặp mắt đã trở nên vui vẻ.
- Chúng tôi! - Têrenti trả lời, có ý tự hào và nhìn ông Vaxili Pêtrôvits
với thái độ cũng vui vẻ như thế.
- Cứu tinh của chúng ta! – bà chị vợ nói.
Sau đó, băng giọng hài hước cao độ, bà kể lại hết sức tỉ mỉ việc bán
anh đào đã diễn ra thế nào. Anh đào được chở đi khắp thành phố bằng xe
dàn và đem bán lẻ, và rất đắt khách. Đúng là người ta tranh nhau mua, đôi
khi mua cả giành, đặc biệt anh đào trắng và hồng, anh đào đen bán có kém
chạy hơn chút ít.
- Và anh thử tưởng tượng xem, - bà chị nói, nhăn mũi và mắt sáng lên,
- Pavlik của chúng ta bán giỏi nhất.
- Sao? - Vaxili Pêtrôvits cau mày. - Pavlik đi bán anh đào ư?