- Vâng, - Vaxili Pêtrôvits nói, - tôi không biết tạ ơn ông thế nào đây...
Ông thực sự đã cứu chúng tôi khỏi sa vào cảnh bần cùng. Xin cám ơn! Hết
lòng cám ơn ông!
- Lời cảm ơn của ông không thể dùng để may áo lông cừu được, -
Têrenti nói với nụ cười khiếm nhã.
Ông Vaxili Pêtrôvits hơi bối rối nhìn bà chị vợ. Ông không biết nên
làm thế nào. Có lẽ phải trả ít tiền cho anh Têrenti chăng? Nhưng chắc
Têrenti đoán được ý nghĩ của ông. Anh nói:
- Không, không phải là chuyện công xá. Chúng tôi giúp đỡ ông thôi...
biết nói thế nào nhỉ... chỗ hàng xóm láng giềng với nhau... Vì tình đoàn kết
không để cho người tốt bị bắt nạt, tất nhiên là thế. Còn bây giờ mong ông
giúp đỡ chúng tôi chút đỉnh.
Têrenti vẫn một mực xưng “chúng tôi”, nhưng bấy giờ không hiểu
sao, tiếng đó không làm cho Vaxili Pêtrôvits sợ hãi như trước.
- Tôi có thể giúp đỡ gì cho các ông được? - ông tò mò hỏi lại.
- Sự thể là thế này, - Têrenti nói và, lấy chiếc khăn mùi xoa gập gọn ra
lau bộ mặt rộng, hồn hậu và mái đầu tròn, húi ngắn với cái sẹo bóng trên
thái dương. - Ở đây chúng tôi có một nhóm tự học, đại loại như một trường
học ngày chủ nhật. Ông ạ, chúng tôi đọc các tập tiểu luận, sách, báo. Chúng
tôi nghiên cứu kinh tế chính trị học theo khả năng của chúng tôi. Vậy đấy, -
Têrenti thở dài, - nhưng chúng tôi, ông Vaxili Pêtrôvits thân mến... biết nói
thế nào nhỉ... chúng tôi thiếu những kiến thức phổ thông. Chẳng hạn kiến
thức lịch sử, địa lý... Sự sống đã phát sinh trên trái đất như thế nào... và vân
vân... Ý ông thế nào?
- Tức là ông muốn tôi giảng cho các ông một số bài về kiến thức phổ
thông chứ gì? - Vaxili Pêtrôvits hỏi.
- Đúng thế, cả văn học Nga nữa, nếu có cũng tốt. Puskin, Gôgôn, bá
tước Tônxtôi... Nói chung là những gì có thể được, về cái đó thì ông thấy rõ