Pêchya đôi khi cũng ngồi vào nghe giảng, nó ngạc nhiên thấy trước
mặt mình không phải là ông bố quen thuộc ở nhà, ông bố yêu quý, hiền từ,
đôi khi bất hạnh, mà là một người khác hẳn: một ông thầy mô phạm trình
bày môn học của mình một cách hết sức rõ ràng và rành mạch.
Pêchya chưa bao giờ mường tượng rằng bố mình lại có giọng nói hay,
sang sảng như vậy và nó không ngờ những ngườỉ công nhân lớn tuổi này
lại có thể lắng nghe ông với thái độ chăm chú trẻ thơ như vậy. Pêchya nhận
thấy thậm chí họ còn sợ bố nó. Chẳng hạn, một lần trong giờ giảng, bác
Fêđya lãng quên, châm thuốc hút. Khi đó Vaxili Pêtrôvits đang nói đột
nhiên đừng lại và đăm đăm nhìn bác Fêđya, cái nhìn lạnh băng, đến nỗi bác
Fêđya nắm chặt điếu thuốc lá cháy trong tay, đỏ mặt lên, bật đứng dậy,
đứng thẳng và tròn mắt, nói oang oang theo tác phong thủy thủ:
- Tôi có lỗi, đồng chí giảng viên! Tôi sẽ không làm như thế nữa.
- Ông ngồi xuống, - Vaxili Pêtrôvits lạnh lùng nói và tiếp tục trình bày
tư tưởng của mình đúng từ cái tiếng mà ông đã dừng lại ở đó.
Còn anh Têrenti ngồi sau lưng ông đưa nắm tay dọa Fêđya và bấy giờ
Pêchya hiểu rằng ba của nó không chỉ yêu mến và quý trọng công việc của
mình, mà còn biết làm cho cả người khác cũng phải tôn trọng công việc ấy.
Thường thường đêm thứ bảy, sáng ngày chủ nhật mọi người đều ngủ
lại ở khu trại để bữa mai dậy sớm tiếp tục công việc làm vườn, vì thế ngay
sau bài giảng, mọi người đều bắt tay ngay vào sửa soạn bữa ăn tối.
Bên cạnh các túp lều dựng bằng cỏ lác và cây ngải, người ta nhóm lên một
đống lửa, bắc một cái chảo lớn nấu cháo đặc với khoai tây và mỡ lợn. Đêm
xuống, dưới các vòm cây tối đen như mực, và nhìn từ xa thì có cảm giác
như đám lửa cháy trong hang sâu. Chung quanh đống lửa, những bóng
người khổng lồ đi lại, đầu chạm tới các vì sao. Cảnh tượng ấy khiến Pêchya
nhớ tới đoàn người Txưgan.
Khi cháo chín tới, anh Têrenti đi lại nhà và mời ông Vaxili Pêtrôvits.