đề ấy, Các nữ sinh cũng vậy. Tôi còn trình bày bản thuyết trình ấy cả trong
giờ học của lớp bảy trường Masyn.
- Cấp trên cho phép chú làm như thế ư?
- Tôi không xin phép ai hết. Cần gì phải thế? Tôi cho rằng một giáo
viên ngữ văn có đủ quyền nói chuyện với học sinh trong giờ lên lớp về thân
thể của bất cứ nhà văn Nga vĩ đại nào, đặc biệt là về Tônxtôi. Hơn nữa, tôi
coi đó là bổn phận thiêng liêng của mình
- Chao ôi, chú thiếu thận trọng quá!
Buổi tối lúc đã khuya khuya, hai người trẻ tuổi lạ mặt đến nhà: đó là
hai sinh viên đội mũ lưỡi trai cũ kỹ, đã bạc màu và một tiểu thư có lẽ là nữ
sinh viên. Một anh sinh viên mang cái kính kẹp mũi cong cong đeo bằng
dải băng đen, đi ủng và hút thuốc lá, thở khói bằng mũi và lúc nào cũng úp
hai bàn y nhỏ nhắn, đỏ ửng vào ngực, không hiểu sao, những người này
không chịu vào phòng, họ đứng nói với Vaxili Pêtrôvits rất lâu ở phòng
ngoài. Có tiếng người nói giọng trầm trầm ồm ồm, khó nghe rõ lời, chắc là
anh sinh viên mang kính kẹp mũi treo bằng dải băng đen, và chen vào đó là
tiếng nói không uốn lưỡi, khẩn khoản của cô nữ sinh viên, cứ sau một thời
gian cách quãng đều đặn, lại nhắc lại vẫn một câu.
- Ông là một nhà hoạt động và một con người tiên tiến, cao thượng,
chúng tôi tin chắc rằng ông sẽ không từ chối lời thỉnh cầu của thanh niên
sinh viên...
Còn người thứ ba có vẻ bẽn lẽn, không ngừng chùi đôi giày ướt vào
tấm thảm chùi chân và khịt mũi một cách dè dặt.
Thì ra không hiểu bằng cách nào, tiếng đồn về bản thuyết trình của
ông Vaxili Pêtrôvits đã lan đến các lớp nữ sinh cao đẳng và khoa y trường
Đại học tổng hợp hoàng gia Nôvôrôxxya và đoàn đại biểu sinh viên đến để
bày tỏ tình đoàn kết với Vaxili Pêtrôvits, đồng thời cũng mời ông trình bày
lại bản thuyết trình của mình ở một nhóm sinh viên xã hội dân chủ. Vaxili
Pêtrôvits cảm thấy vinh dự, nhưng cũng ngạc nhiên đến mức khó chịu. Sau