- Ngài cho phép... Thưa quan lớn! Vaxili Pêtrôvits nói, giọng run run. -
Nhưng Lep Tônxtôi là nhà nghệ sĩ vĩ đại của chúng ta, có thể nói là niềm
vinh quang, niềm tự hào, của cả nước Nga... Và tôi không hiểu... Việc này
có dính dáng gì đến chính trị, thưa ngài?
- Trước hết bá tước Tônxtôi là kẻ bội giáo đã bị đuổi ra khỏi hội thánh,
đồng thời Tônxtôi đã xâm hại đến những nền tảng thiêng liêng nhất của đế
quốc Nga, đến những luật lệ cơ bản của đế quốc. Nếu ông không hiểu nổi
điều ấy, thì ông không đáng được phục vụ trong cơ quan nhà nước.
- Ngài làm nhục tôi... - Vaxili Pêtrôvits thốt lên một cách khó nhọc và
cảm thấy hai gò má ông bắt đầu run lên.
- Xéo! - Viên đốc học nói và đứng phắt dậy.
Vaxili Pêtrôvits ra khỏi phòng, đầu gối run lẩy bẩy. Ông không làm
cách nào kìm nổi cơn run ấy, ngay cả khi ra đến cầu thang lát đá cầm thạch
có hai pho tượng nửa người bằng thạch cao của Sa hoàng và của nữ hoàng
đội mũ kôkôchnick dát ngọc trai đặt trong hai hốc tường màu trắng, cũng
như khi xuống đến phòng gác cổng, ở đấy lão gác cổng cao lớn ném cho
ông chiếc măng-tô, và thậm chí cả khi ông ngồi trên chiếc xe ngựa chở
khách thuê, loại xe mà gia đình Batsây chỉ dùng trong những dịp hết sức
đặc biệt.
Bây giở ông nằm trên giường, đè lên tấm chăn Macxây, hai chân co lại
thấm thìa nỗi nhục ê chệ, bất lực, bẽ bàng, bàng hoàng vì cái tai họa không
chỉ để lên đầu ông, mà lúc này ông hiểu rất rõ ràng nó giáng xuống cả gia
đình. Sa thải không cần giải thích theo điều ba, điều đó không chỉ có nghĩa
là một tấm thẻ căn cước “chó sói”
(
cũng không phải chỉ là mất hết mọi
quyền lợi, mà còn có thể là bị đày đến “một nơi không xa lắm”, tóm lại là
mất hết, là gia đình lâm vào cảnh nghèo đói và tan hoang. Chỉ có một lối
thoát duy nhất: công khai từ bỏ niềm tin của mình.
Vaxili Pêtrôvits vốn không phải là người anh hùng, cũng không phải là
người tuẫn đạo. Ông chỉ là một người trí thức hiền hậu, có suy nghĩ, lương