sắt đá, không gì lay chuyền nổi: bất luận thế nào cũng cứu gia đình khỏi
cơn nguy khốn.
Bà đã có cách: bà sẽ mở hàng ăn, nấu những bữa ăn gia đình, ngon, bổ
và rẻ cho những người lao động trí thức. Theo tính toán của bà, dù không
thu được lãi đi nữa thì ít nhất cũng giúp cho gia đình khỏi phải chi tiền ăn
hàng ngày. Để đỡ tốn tiền nhà, bà quyết định sẽ dọn sang ở phòng ăn, còn
chị bếp thì xuống ở dưới bếp, như vậy sẽ dành được hai phòng cho thuê,
người thuê chính là những người lao động trí óc mà bà sẽ nấu ăn luôn cho
họ cả thể.
Còn về bố Pêchya thì chỉ nghĩ đến việc nhà ông sắp “Biến thành hàng
ăn” là ông đã nhăn nhó vì đau lòng, nhưng biết làm thế nào, và ông đành
phó mặc:
- Chị muốn làm thế nào thì làm.
Thế là bác hăm hở bắt tay vào việc. Trên cửa sổ những căn phòng cho
thuê, có dán những mảnh giấy đi ngoài phố cũng nhìn rõ. Ở cổng treo một
tấm biển nhỏ bằng gỗ dán: Nấu ăn kiểu gia đình, và hình vẽ một đĩa súp
bốc khói và mấy lời nhắc nhở tới những người lao động trí óc sống độc
thân, tấm biển đó do Pêchya trình bày một cách rất nghệ thuật bằng sơn
dầu. Theo ý bác, tất cả những cái đó làm cho việc kinh doanh của gia đình
bà mang màu sắc chính trị xã hội, thậm chí còn có tính chất đối lập nữa. Họ
bắt đầu mua sắm dụng cụ nhà bếp, thậm chí còn dự trữ cả thực phẩm loại
ngon nhất và tươi nhất. Chị bếp Dunhya được may một bộ váy áo vải hoa
mới tinh và một cái tạp dề trắng như tuyết.
Bác dành phần lớn thời gian vào việc nghiên cứu quyển sách nấu
nướng của Môlôkhôvets, đó là một thứ kinh thánh của mỗi gia đình sung
túc. Bà lấy một quyền vở riêng ghi những công thức cần thiết nhất và kê ra
một số thực đơn khác nhau, ngon và bổ.
Chưa bao giờ gia đình Batsây được ăn tốt như vậy - thậm chí có thể
nói là những bữa tiệc ngày hội: mới có một tháng trời mà người nào cũng