- Chúng mình chỉ nếm mỗi đứa một thìa con thôi, bác chả biết được
đâu.
Pêchya đi lấy cùi dìa, sau đó nó kiên nhẫn gỡ đai băng chằng chặt lấy
nắp lọ. Nó thận trọng gỡ miếng giấy đậy trên cùng nom đã có hình dáng
như một cái mũ, rồi nó lại càng thận trọng hơn, tháo cái vòng tròn băng
giấy ra. Mứt óng ánh và đặc sền sệt, đầy ứ đến tận miệng lọ, nằm sát ngay
dưới cái vòng giấy tẩm rượu rum để giữ cho nút lâu bị hỏng.
Pêchya và Gavrik xúc ăn mỗi đứa một thìa đầy, xúc hết sức cẩn thận?
Bà Pêchya ở Êkatêrinôxlap vốn nổi tiếng là người làm mứt giỏi bậc
nhất, đặc biệt là mứt dâu bà làm thì ngon trần đời. Những món mứt này quả
thật là loại mứt ngon chưa từng thấy. Ngay đến Pêchya cũng chưa bao giờ
được nếm loại mứt nào như thế, chứ đừng nói đến Gavrik. Mứt thơm, đặc
sền sệt, vậy mà lại xôm xốp, quả dâu còn nguyên vẹn, trong suốt như thủy
tinh, nom mềm mại, quả nào cũng đẹp như quả nào, lấm tấm những hạt
màu vàng nằm rải rác khắp bình, nom đến ngon lành và cứ cho vào miệng
là tan ra ngay. Đôi bạn thay nhau liếm sạch bóng cái thìa và cả hai đều hể
hả nhận thấy mứt trong lọ thực ra chẳng vơi đi chút nào: mặt trên cúa nó
vẫn mấp mé miệng lọ như cũ. Chắc chắn đấy là do hiệu lực của định luật số
lớn và số nhỏ - thể tích lớn của lọ và thể tích nhỏ của cái cùi dìa, nhưng vì
Pêchya và Gavrik chưa biết gì về định luật ấy nên chúng lấy làm lạ rằng
mứt không hề suy xuyển.
- Vẫn thế, - Gavrik nói.
- Tớ đã bảo là bác không nhận ra đâu mà.
Nói đoạn Pêchya đặt cái vòng tròn bằng giấy lên mặt khối mứt, đậy
cái mũ giấy lên, buộc dây đánh dấu như cũ, lại cất lọ mứt vào tủ, đặt đúng
chỗ cũ.
Trong lúc đó Gavrik đã viết thêm được hai hàng chữ cái La tinh nữa:
Chữ “R” khiến nó mỉm cười, bởi vì đấy chính là chữ “Ia” của Nga xoay
ngược lại, chữ thứ hai là chữ “S” hai mặt của tiếng la tinh.