quanh lớp học với tiếng nhạc lọt ra ngoài từ tai nghe. Sự kết nối giữa những
con chữ chính là bí quyết tạo nên thần thái sảng khoái của tiểu thuyết, tôi đã
cảm nhận được điều này trong khi viết. Khi nhìn lại như thế này tôi nghĩ có
lẽ cũng chỉ có mình tôi thấy hài lòng với những điều này nên trở nên phấn
khích, nhưng quả thật quãng thời gian sáng tác ấy rất vui.
Quay lại với cuốn tiểu thuyết, Khu vườn ngôn từ này chính là phiên bản
tiểu thuyết của bộ phim hoạt hình cùng tên do tôi làm đạo diễn, công chiếu
từ năm 2013. Tức là tôi tự chuyển thể tác phẩm của mình sang tiểu thuyết.
Trong nguyên gốc thì bộ phim hoạt hình chỉ dài 46 phút, được kể lại từ góc
nhìn của Takao và Yukino, còn trong cuốn tiểu thuyết này, tôi đã tăng số
lượng nhân vật tự sự lên, kéo theo đó là sự gia tăng nội dung. Một hàm
lượng nội dung thế này mà chuyển thành phim thì rất khó trình bày gọn
gàng trong hai tiếng đồng hồ. Tôi mong muốn các bạn đọc đã xem phim
cũng như chưa xem đều thấy thú vị khi đọc cuốn sách này.
Tôi đã viết với tâm trạng vui mừng, háo hức đến vậy, nhưng tâm trạng
đó không sao duy trì mãi được. Lẽ dĩ nhiên thôi. Tôi nhận ra hình ảnh vẫn là
phương tiện truyền tải tuyệt vời, và đôi khi còn có nhiều cách thể hiện thích
hợp hơn.
Ví dụ như khi thể hiện cảm xúc của con người, tôi chọn vẽ cảnh thành
phố lúc về đêm và chèn thêm một đoạn nhạc buồn vào đó nữa. Bất cứ thời
điểm nào cũng được, một khung cửa sổ, một ánh đèn vụt sáng hoặc vụt tắt…
Chỉ cần như vậy thôi, hình ảnh đã tạo được cảm xúc cho người xem rồi.
Cảm xúc nói chung chính là những tình cảm nảy nở từ cuộc sống thường
ngày. Bởi thế đối với hình ảnh, chỉ cần ánh sáng từ một khung cửa sổ thôi
cũng có thể khơi gợi vô vàn cảm xúc. Còn trong tiểu thuyết, tôi đã phải đau
đầu suy nghĩ để tìm ra cách diễn đạt tương ứng.
Tôi không kể cụ thể hơn được vì sẽ rất dài, nhưng trong những biện
pháp ẩn dụ khác, sử dụng hình ảnh vẫn có tác dụng mạnh hơn. Đôi khi dùng