hiếm hoi. Chính trong nhà giam này, những nô lệ đã bị nhốt sau khi đã đi
bộ đến từ trung tâm lục địa, vùng thảo nguyên, tại đó họ chờ đợi những
chiếc thuyền buồm A rập sẽ đưa họ vượt biển. Nhưng nếu bạn không biết,
thì nơi đó chẳng nói lên gì hết, chỉ là những bức tường đổ nát trên một tấm
bưu ảnh chụp bãi biển với những cây dừa.
Đã từng có khi người A rập cai quản nơi đây, rồi người châu Âu tới,
giờ đây người châu Âu đã đi. Nhưng có rất ít thay đổi trong cách suy nghĩ
của người dân. Họ vẫn vẽ hình những con mắt to ở mũi thuyền để cầu may
mắn, và các ngư dân có thể trở nên rất giận dữ, thậm chí hăng máu, nếu
một người khách nào đó chụp hình họ - nghĩa là đang buộc họ phải rời khỏi
linh hồn của mình. Mọi người ở đây vẫn sống như thế, họ vẫn như vậy lâu
nay, không hề có khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại. Mọi thứ diễn ra
trong quá khứ đều đã biến mất, vần luôn chỉ có hiện tại mà thôi. Thế cho
nên, như hậu quả của một thứ hỗn loạn nào đó trên thiên đường, ánh sáng
của bình minh vẫn luôn phải nhường chỗ cho bóng đêm, và con người luôn
sống trong hoàng hôn vĩnh hằng.
Chế độ nô lệ ở bờ biển phía Đông không giống như phía Tây. Không
ai bị đưa đi làm đồn điền. Phần lớn người dân rời khỏi vùng biển của chúng
tôi tới nhà của người A rập để làm người hầu. Một số trở thành thành viên
của những gia đình mà họ tới, một số ít hơn trở nên có quyền lực bằng
chính sức mạnh của mình. Với một người châu Phi, một đứa trẻ của rừng,
đi hàng trặm dậm tữ nội địa và xa làng mình, bộ lạc mình, sự bảo vệ của
một gia đình ngoại quốc là rất quý giá để có thể tồn tại đơn độc giữa những
người châu Phi xa lạ và thù địch. Đó là lý do giải thích tại sao việc buôn nô
lệ vần được tiếp tục khá lâu sau khi các nước châu Âu đã cấm, và tôi tại
sao, vào thời khi người châu Âu đang kinh doanh một loại cao su nào đó,
ông tôi lại có thể buôn một mặt hàng khác. Đó cũng là lý do giải thích tại
sao một chế độ nô lệ bí mật vẫn tiếp tục trên bờ biển cho mãi đến sau nạy
Những người nô lệ, hay thuộc về các dân tộc có thể bị coi là nô lệ, muốn
giữ nguyên như thế.