thẹn. Nhưng rồi một hôm tôi trông thấy một quý bà Arập cùng với người
nô lệ của mình.
Tôi chú ý ngay đến người đi cùng với người đàn bà. Anh ta đội chiếc
mũ nhỏ màu trắng và cái tạp dề nhẵn cũng màu trắng, thông báo thân phận
của anh ta với mọi người và anh ta đang xách trên tay hai túi đi chợ to toàn
đồ hàng khô từ siêu thị Waitrose trên đường Gloucester. Anh ta đi đều
bước, cách chủ khoảng mười bước chân, bà chủ to béo theo lối của đàn bà
Arập, với những vệt tô xanh trên khuôn mặt nhợt nhạt dưới chiếc khăn
trùm đen mỏng tang. Bà ta có vẻ tự hài lòng với bản thân lắm, bạn có thể
thấy rằng ở London và đi mua sắm đúng kiểu thời thượng với người hầu ở
siêu thị Waitrose đã làm bà ta phấn khích. Thoáng qua bà ta nghĩ tôi là
người Arập và bà ta nhìn tôi qua làn khăn voan mỏngtang, điều đó có nghĩa
là để nhận lại từ phía tôi một cái nhìn ngưỡng mộ.
Còn người đi cùng đang xách đồ là một thanh niên gầy, da nhẵn, và tôi
có thể nói anh ta sinh ra trong nhà chủ. Anh ta có những câu nói trống rỗng,
khúm núm mà những người nô lệ sinh ra trong nhà chủ như tôi còn nhớ,
vẫn thích nói khi họ ở chỗ đông người với chủ và đang làm một công việc
đơn giản nào đó. Người đi cùng này đang làm bộ như những túi đồ hàng
khô Waitrose là cái gì đó nặng nề lắm, nhưng đó chỉ là một trò diễn, để thu
hút sự chú ý đến anh ta và quý bà anh ta đang phục vụ. Anh ta cũng lầm
tưởng tôi là một người Arập và khi tôi đi ngang qua anh ta liền tung ra một
lời than về món đồ nặng và nhìn tôi với sự tìm kiếm mong mỏi, như một
con rối muốn được diễn kịch nhưng bị buộc phải hiểu đây không phải là lúc
diễn trò.
Tôi đang đi đến chỗ Waitrose để mua chai rượu làm quà cho
Nazruddin. Ông vẫn chưa mất đi thú uống rượu và ăn đồ ngon. Ông hạnh
phúc được làm người hướng dẫn tôi trong những vấn đề đó, và quả thật, sau
nhiều năm uống thứ đồ uống Bồ Đào Nha ở châu Phi, những thứ rượu trắng
hoặc đỏ vớ vẩn thì những thứ rượu ở London là cả một sự phấn khích hàng