đến, cùng sáu người lính theo sau. Anh ấy đã nổi xung lên. Đám
lính trong phòng đứng nghiêm chào anh ấy và anh cử họ đi tìm ngay
hiệu trưởng của trường. Khi ông hiệu trưởng đến, anh con nói bằng
giọng cấm tranh cãi, ‘Việc các ông đang làm ở đây là bất hợp pháp.
Các ông không có quyền giữ học sinh ở đây mà không báo trước cho
cha mẹ các em.’ Viên sĩ quan tuyển quân bẻ lại rằng gã chỉ đang tuân
theo chỉ thị. Anh Wahid gọi bộ đàm về trung tâm tuyển quân và giải
thích tình hình cho viên thường trực. Họ bảo rằng đúng lý phải để
tất cả học sinh về. Bạn bè con chạy ào ra và anh Wahid đưa con về
nhà.”
Toàn bộ chuyện này xảy ra vào thời Liên Xô chiếm đóng, khi các
thanh niên bị thuyết phục tòng quân cho quân đội Afghanistan. Một
số người, như anh cả tôi, đã tự nguyện nhập ngũ, bởi suy cho cùng
đó là nghĩa vụ. Nhưng anh Daoud mới chỉ 18 tuổi và anh Wahid hoàn
toàn không muốn cậu em nhỏ của mình phải chịu đựng những gì bản
thân anh đã trải qua. Anh biết Daoud ghê tởm quân đội và chiến
tranh, và giả sử anh Daoud phải đánh nhau với lực lượng Kháng
chiến trong một tiểu đoàn do Liên Xô chỉ huy, anh ấy sẽ không chịu
nổi điều này.
Hầu suốt ba tháng trời anh Daoud phải trốn trong nhà đợi kỳ
thi đầu vào đại học. Trong suốt thời gian này, chị Chakila đảm nhận
chân chạy vặt cho anh. Chị đưa tôi đi thuê băng video cassette cho
anh, bởi anh tôi cần giải trí nếu thực sự bị giam mình trong nhà.
Việc này quả không dễ dàng gì. Anh ấy đi đi lại lại trong căn hộ như
một con gấu bị nhốt trong chuồng. Riêng trong tòa nhà của chúng
tôi có sáu chàng trai khác cũng trong tình cảnh đó. Họ thường cùng
nhau ra hành lang nói chuyện vào cuối ngày.
Một buổi tối trong khi tôi đang chơi cùng các chị trước tòa nhà
thì Malek Raihan, một người hàng xóm, chạy đến bảo chúng tôi báo
cho anh Daoud biết rằng có một đội tuần tra quân đội đang đến