KHUÔN MẶT BỊ ĐÁNH CẮP - Trang 160

Trong môi trường sinh viên ở Tajikistan, anh Daoud nói, Xô viết

đang là cái mốt.

“Những người đàn ông giàu có nhất cưới vợ người Nga và đặt cho

con họ những cái tên Nga như Natasha, Treshkova, Valentina, Alexis,
Ivan. Đó là một phần của chương trình Xô viết hóa. Những người
Tajikistan trẻ đến Moskva sống và người Nga lại đến thay chỗ họ.”

Anh cũng kể với chúng tôi rằng, cái quá trình Xô viết hóa

Tajikistan đã gây ra vấn đề lớn về bản sắc dân tộc cho người
Tajikistan, mặc dù họ đã giành được độc lập từ tay Moskva vào năm
1991.

Kỳ nghỉ tiếp theo, vào tháng Tám năm 1992, anh Daoud trở về

một thành phố Kabul không còn chính quyền Cộng sản nữa. Chính
quyền này sụp đổ hồi tháng Tư trước áp lực của liên minh Kháng
chiến. Nhưng Hekmatyar, kẻ theo trào lưu chính thống cực đoan,
vẫn đang lăm le cướp chính quyền. Hắn không bao giờ ngừng trút
đạn pháo rocket xuống Kabul.

Tháng nghỉ phép đó là thời điểm khó khăn đối với anh Daoud.

Anh tôi đã mất đi thói quen sống giữa hỏa lực rocket. Anh không
thể hiểu nổi tại sao chúng tôi không thấy sợ. Đối với anh, điều này
có vẻ thật kinh khủng. Nhưng chúng tôi thì đã quen với nó.

Chúng tôi ở trong căn phòng mé đông của căn hộ nhà chúng tôi để

tránh bị rơi vào tầm đạn. Một hôm tầm một giờ chiều, chúng tôi
vừa ăn trưa xong và đang xem tivi bên ấm trà, thì hai quả rocket rơi
xuống ngay trước tòa nhà. Chúng tôi luôn để mở các cửa sổ để tránh
không bị vỡ. Lần đó chúng cũng nguyên lành, nhưng các cửa sổ nhà
hàng xóm đều vỡ vụn.

Chúng tôi chạy đến trú ẩn trong phòng đợi của tòa nhà, nơi duy

nhất tránh được những mảnh kính. Cả anh Daoud và tôi đều khóc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.