thường xuyên đến đón cô ở trường. Một hôm, trong khi gia đình cô
đi vắng, gã đã tiễn cô về tận căn hộ của cha mẹ cô. Tôi không biết
ai đã thuyết phục ai leo lên căn hộ không người đó, nhưng mọi người
đều cho là họ đã leo lên đấy. Bởi vì trời ạ, Wida đã có thai. Lẽ ra
người tình của cô phải cưới cô. Nhưng bất chấp những lời van xin
của cô, gã từ chối. Thế nên một hôm Wida đã mời hắn đến nhà
để nói chuyện lần cuối, và khi gã vẫn từ chối, cô đã lấy súng lục
của gã và tự sát. Đầu tiên không ai dám xì xào gì cả. Nhưng sau đó
hàng loạt tin đồn đã nổi lên cho rằng Shapour dứt khoát phải chịu
trách nhiệm về cái chết của cô gái. Cha mẹ Wida đã chạy trốn ra
nước ngoài. Bởi họ sợ. Là em trai của Najibullah lúc đó nghĩa là ngoài
vòng buộc tội, không ai động tới được.
“Dù gã có tội lỗi gì đi nữa,” chị Soraya nói, “thì cái lối hạ thủ hai
anh em ông ta như thế này vẫn thật dã man. Lũ người này không
phải người Afghanistan. Em có nhớ chị đã kể cho em nghe hôm thứ
Tư, khi chị từ Dubai về nhà, về những người được cho là người
Afghanistan trên chuyến bay đã hạ cánh sau chị không? Một nữ
chiêu đãi viên kể với chị rằng những người này bị trục xuất khỏi các
Tiểu vương quốc Ả Rập vì không có hộ chiếu hoặc vì visa của họ đã
hết hạn, đại loại thế. Bất luận thế nào thì đồng nghiệp của chị
cũng phát khiếp trước cách cư xử của họ. Họ cực kỳ khinh bỉ các
nhân viên nữ. Giờ chị nghĩ biết đâu họ đến đây là để giúp Taliban.”
Ở
Kabul chúng tôi luôn phải tự hỏi xem ai là ai và liệu họ có đúng
là người như họ nói không. Nguyên tắc an ninh đầu tiên là đừng
bao giờ chia sẻ những suy đoán và quan điểm với bất cứ ai ngoài gia
đình mình. Nguyên tắc của chúng tôi là giữ nguyên thái độ trung lập
hết mức có thể. Chỉ có một điều duy nhất thống nhất giữa
những người Afghanistan qua những chia rẽ dân tộc phức tạp, là
không chấp nhận bất cứ một lực lượng nước ngoài nào chiếm đóng
- dù đó là Anh, Pakistan, Ả Rập hay, tất nhiên, Liên Xô nữa.