KHUÔN MẶT BỊ ĐÁNH CẮP - Trang 33

Tôi nhớ một câu tục ngữ mà cả nhà tôi hay nói để an ủi nhau: vui với
buồn là hai chị em.

Ngay sau lễ cưới, anh trai Wahid của tôi đã bỏ đi Ấn Độ, trước khi

anh quyết định định cư hẳn ở Moskva. Hồi anh còn ở nhà, dù vô
cùng yêu quý anh tôi vẫn thường cảm thấy một nỗi sợ mơ hồ nào
đó. Anh rất nghiêm ngặt về chuyện tuân thủ các giáo tắc và là
người đầu tiên đưa cho chúng tôi những chiếc chador mà hôm nay
chúng tôi đang mặc.

“Chị có nhớ,” tôi hỏi chị Soraya, “cái hôm anh Wahid mua cho

chúng mình những chiếc chador này không? Chúng mình đã nghĩ
rằng chúng to quá khổ.”

“Chị đã bảo anh ấy là mình sẽ cắt chúng ra làm đôi.”

Cha tôi rất không đồng ý việc anh Wahid muốn can thiệp vào

chuyện quần áo của chúng tôi. Cha không muốn chúng tôi ăn mặc
khác với các bạn nữ trong trường. Thế nên chúng tôi chỉ mặc chador
vào giờ cầu nguyện trong góc riêng của mình, khi một mình trong
phòng chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ mặc chador ra đường. Cả
mẹ cũng vậy. Nhưng vì yêu anh trai mình tôi vẫn cố vâng lời anh ấy.
Anh giảng những bài dài về độ dài váy chúng tôi mặc, về đường xẻ
rãnh khá khiêm tốn trên cổ những chiếc áo phông mùa hè của
chúng tôi. Chị Chakila và chị Soraya cứ kệ cho anh ấy nói, hoặc tệ
hơn, các chị ấy cãi anh Wahid ra trò. “Chúng em đủ khôn lớn để tự
biết nên ăn mặc thế nào rồi nhé, cảm ơn” hoặc “Anh đi mà lo việc
của mình ấy.”

Cha mẹ tôi thấy lo trước ảnh hưởng của tư tưởng chính thống

đến tính cách anh tôi và họ đã khuyên anh, sau chừng ấy năm
tháng trong quân ngũ và kinh qua chiến tranh, tốt nhất anh ấy
nên xuất ngoại để đến sống ở một đất nước hòa bình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.