ghẹo: “Khuynh Vũ nhận hoa rồi, từ nay về sau sẽ là người của bổn hầu
nha!”
Tự nhiên, thoảng nghe văng vẳng lời thề son sắt, khắc cốt ghi tâm của
Phương Quân Càn một ngày nào đó: “Đào chi hẹn ước, thượng thiên chứng
giám! Tình này – Thượng cùng Bích Lạc, hạ Hoàng Tuyền!”
---oOo---
(1):Ở đây, xin nói rõ một chút về truyền thuyết ‘Đào hoa thần nữ’ trong
truyện. Đoạn đầu thì bạn Mặc nói đúng rồi, nhưng đoạn sau thì nàng ấy
‘chế’ để cho nó thêm phần kịch tính thôi.
Đầu đuôi là như thế này:
Sái hầu và Tức hầu (là vua của 2 nước chư hầu thuộc Sở) đều lấy vợ
người nước Trần, nhưng phu nhân của Tức hầu là nàng Tức Vĩ (có tài liệu
viết là Tức Quỳ) rất đẹp, đôi má lúc nào cũng phơn phớt ửng hồng như hoa
đào khoe sắc. Sái hầu cợt nhả với Tức phu nhân nên bị Tức hầu xui Sở Văn
Vương xua quân bình định, bắt Sái hầu làm tù binh, mãi mới tha cho. Sái
hầu ôm hận trong lòng, thẽ thọt với Sở Văn Vương về sắc đẹp của Tức phu
nhân để khơi lòng ham muốn. Quả nhiên Sở Văn Vương ngay lần đầu gặp
mặt đã không thể cưỡng lại sự quyến rũ của nàng. Lấy cớ Tức phu nhân vô
phép không dâng rượu tận tay mà nhờ thị nữ, Sở Văn Vương cả giận đưa
quân đánh Tức hầu, an trí Tức hầu ở Nhữ Thủy, bắt Tức Vĩ về cung cưỡng
đoạt, Tức hầu biết tin giận quá mà chết. Tức phu nhân từ ngày vào cung
không hề hé môi nói với Sở Văn Vương nửa câu, dù Vương vô cùng yêu
chiều nàng, nhưng cũng hạ sinh cho Sở vương hai người con, một người
sau này lên ngôi làm vua nước Sở. Mãi đến khi nàng chết, cũng không mở
miệng nói với Sở Văn Vương một lời nào.
Sở dĩ gọi nàng là ‘Đào hoa phu nhân’ là bởi vì đôi má nàng lúc nào cũng
phơn phớt ửng hồng như hoa đào khoe sắc. Ngoài ra còn có một thuyết