Pháp thuộc hơn ba mươi năm trước thấy ờ Sài Gòn, ở Phnôm Pênh
mà nay vân lĩnh kĩnh đi trên đường phố nước Lào. Ô tô mác mới có
nhiều, nhưng cũng chưa nhiều bằng những cái xe lôi cổ lỗ ấy.
Ngót trăm năm thực dân Pháp chiếm nước Lào, cả nước Lào
không có nổi hai trường trung học. Trên hai mươi năm đế quốc Mỹ
tràn vào Lào, phố xá Viêng Chăn chưa có cống rãnh và hè phố thành
hệ thống. Bên dãy nhà sàn ngập ngụa trong lầy lội nhoi lên những
tầng nhà ăn, nhà ngủ hiện đại. Cao lầu Tầu Tân Đào Viên, hiệu ăn
Nhật Také, những khách sạn Apollo, Inter... tiệm nhảy Lex... đứng
giữa ao rau muống. Đêm mưa, hôm tôi mới tới, đêm trên lầu khách
sạn Apollo, khuya vẫn chưa chợp mắt. Ngờ đâu đây vẫn còn xập
xình nhạc hộp đêm. Hóa ra tiếng ễnh ương, chẳng chuộc kêu trong
mưa đầu mùa hạ.
Trong đêm tối, lại hiện ra một nước Lào đau thương đứng im
giữa bóng rừng. Thế mà, thời đế quốc Mỹ ở Viêng Chăn, có lúc chỉ
riêng sứ quán Mỹ, nhân viên ngoại giao và tình báo các loại đội lốt
hành chính đã lên tới con số nghìn. Chẳng ai lạ những mưu kế hòng
đánh phá cách mạng Lào, khống chế và thủ tiêu những lực lượng
dân tộc tiến bộ, nuôi phỉ Vàng Pao. Đây là những thủ đoạn hiểm độc
to lớn. Bây giờ, người Viêng Chăn vẫn kể nhiều chuyện lặt vặt về
người Mỹ đến Viêng Chăn. Họ công tác ở những ngành nào không
biết, nhưng ai cũng làm ba việc giống nhau: một buôn lậu thuốc
phiện; hai là buôn vàng đem về thị trường vàng Sài Gòn; ba là
quanh năm thuê thợ mộc đóng giường tủ, bàn ghế bằng gỗ tếch, gỗ
trắc, đóng từng kiện hàng tạ hàng tấn đồ gỗ như thế gửi về Mỹ, mà
gửi theo cách gửi hàng ngoại giao (khỏi bị thuế và cước). Ai ở Viêng
Chăn cũng đều biết ba việc làm quá quen ấy của người Mỹ thời Mỹ
ở Viêng Chăn. Thời ấy, Viêng Chăn như cái chợ đầu bến cưa rừng
cho kẻ cướp Mỹ đi buôn.