Dọc bờ sông hôm nay, còn lác đác những nhà hàng khách ngồi
ăn uống kề ngay trên mặt nước. Những quán buổi chiều người ăn
chơi ra hóng mát, ngắm mặt trời lặn bên kia sông. Nhưng, cũng bây
giờ vẫn còn thấy, trong cảnh nghèo khó của người lao động, có nét ủ
dột riêng: khắp phố phường, đi rều rễu những chiếc xe ô kính hàng
rong quà vặt đựng múi bưởi, khâu mía, nắm lạc luộc, cái chuông lắc
buồn bã... chỉ thấy đi không thấy dừng lại bán.
Hình thù những ngày tháng ê chề cũ...
Nhưng không phải Viêng Chân chỉ có thế. Một Viêng Chăn thật
Viêng Chăn của cô bác sĩ Bun Hiêng, kể cả trong những ngày tháng
cũ, cũng không chỉ rặt những éo le và phù phiếm bề ngoài.
Viêng Chăn với truyền thống nghìn năm phát triển của dân tộc
Lào trên hai bờ sông Mê Kông lúc nào cùng tỏ rõ sức sống của mình.
Thành phố trong rừng cây, Viêng Chăn mang hình bóng những
thành phố bờ sông đẹp một vẻ Lào, tất cả các con đường trong thành
phố đều chạy ra mép nước.
Ngót hai nghìn ki-lô-mét đường nước, Mê Kông chỉ có sông
nhánh từ một phía Trường Sơn đổ ra: Nậm Khan, Nậm Ngừm trên
Bắc xuống, sông Sê-ban-hiêng sông Sê Đôn dưới Nam rồi cái chấm
cùng hùng vĩ là thác Ly-phi - thác Khôn, cả một dòng sông lớn ào ạt
luồn sáu đợt núi ra, tiếng nước quanh năm rền như sấm.
Các thành phố Lào, các trung tâm kinh tế, văn hóa đều ngồi trên
bờ nước. Những dòng sông cả nước trở thành con đường giao lưu.
Từ sông trục Mê Kông vào các sông nhánh, bao nhiêu đường nước
chằng chịt, man mác. Từ thuở xưa, trên những đường nước ấy,
người đi vừa trèo vừa hát đường trường. Bài khèn sông Nậm U, bài
khèn xuôi sông Sê-ban-hiêng, với những giọng khắp hát theo bờ
sông xuôi ngược. Tiếng đồn hát khắp Nậm Ngừm - tiếng hát Nậm