năm ngón năm giọt nước rơi giữa mùa mưa nước Lào. Mùa mưa
nước Lào, vẻ ngoài ủ dột ấy của thiên nhiên nhưng lại chính đương
chứa đựng một mùa mong đợi, mùa sinh sôi...
Mùa mưa và cánh đồng, công việc đồng áng cùng với tiếng hát
tiếng khèn, tiếng trống ở những thiêng nà - nhà lều coi ruộng, thân
thiết, gần gũi người và cuộc sống hôm nay.
Năm ngoái, nước Lào bị hạn. Các cụ già đến trăm tuổi cũng như
chưa thấy một lần mất mùa mưa như thế. Cả nước đi làm thủy lợi.
Làng xóm vốn quen canh tác đơn giản, buông cây lúa xuống ruộng
chỉ còn đợi gặt hay chịu mất. Bây giờ cách mạng kêu gọi người ta
biết đi đắp bờ, khơi nguồn, đem nước vào ruộng - những con kênh
đất đỏ còn ngang dọc trên nhiều cánh đồng. Thế là vụ gặt tưởng mất
lại đến như những năm được mùa.
Chỉ có cách mạng mới biết làm như vậy, người ta bảo thế. Cách
mạng với khí thế lao động sôi nổi, hoàn toàn mới. Viêng Chăn đã lập
lại và phát triển được hàng trăm xí nghiệp, lo tự túc vật dụng sinh
hoạt hàng ngày. Nhà máy thủy điện Nậm Ngừm hoàn thành đợt hai,
thêm điện cho thành phố và công nghiệp, các trạm bơm ngoài cánh
đồng tỉnh Viêng Chăn. Hàng trăm xí nghiệp tư đã được công tư hợp
doanh. Các nhà máy bia, nước ngọt, gỗ dán, thuốc lá, chủ và thợ đều
trong công việc với tinh thần mới, khí thế của lực lượng công nhân
trẻ nước Lào.
Đứng trong sân cỏ trông lên tường chùa Si-sa-vẹt, từ các hiên
quanh chùa, vách nào cũng thấy những bức vẽ, dầu là sự tích Phật
Ra-may-a-ra hay Phật Véc-san-ta-ra, thì trông đấy người xem tranh
cũng nghĩ ngay tới những sinh hoạt hàng ngày của đời sống dân
gian. Nền tranh vẽ hàng đàn voi đi, voi đứng, như con trâu, con dê
trong chuồng. Đường sá đất Lào là sông nước, đi đâu một bước cũng
ngồi thuyền, vậy là trên tường cũng ngổn ngang những tranh vẽ
thuyền. Đêm Lào là đêm của múa hát, tường chùa cũng thấy múa