KÍ ỨC ĐÔNG DƯƠNG - Trang 81

đến được mà chỉ vài bước trở về miền Nam đất nước mình lại không
về được. Thế thì cái vô lý ấy làm sao mà sống được!

Lại như Hương, đồng chí Hương cùng đi trong bọn chúng tôi.

Hương đã từng chiến đấu ở miền Nam trước, có lần Hương lên
chiến trường miền Đông, đã từng trèo qua dãy Bảy Núi kia.

Trông thấy Bảy Núi, phải nhớ ngay nhà thơ Cử Trị. Hơn chín

mươi năm nay, những câu thơ buồn cất lên từ bến An Giang (Châu
Đốc) của một tâm hôn yêu nước vẫn còn xót xa day dứt lòng người.

“Linh đinh bèo nước biết là đâu

Đậu bến An Giang thấy những sầu

Bảy Núi mây liền chim nhíp cánh

Ba dòng nước chảy cá vênh râu...”

[4]

Bảy Núi, một dãy chùm bóng núi sừng sững ngay cuối cánh

đồng Tà-keo, miết dài một vệt thẫm xanh, trông còn gần hơn cả núi
Kam-chảy sau lưng.

Bảy Núi, Bảy Núi của Châu Đốc thân yêu ta đó. Năm xưa đất

Bảy Núi làm vườn trồng chuối, thờ đạo Hiếu Nghĩa, trai gái để tóc
dài, nhưng đều dốc một lòng yêu nước và kháng chiến. Bây giờ Bảy
Núi ra sao? Một câu hỏi khắc sâu không lúc nào rời lòng những ai đã
biết Bảy Núi. Bởi vì, ở vùng Thất Sơn bây giờ, địch lập ấp chiến lược
vào tận chân núi và ta phá ấp chiến lược khiến địch ở chỗ nào cũng
không thể yên. Cái trại huấn luyện “đặc biệt” của địch ở Thất Sơn
luôn luôn có hàng chục tướng tá Mỹ túc trực đã mấy lần bị quân và
dân Châu Đốc tấn công. Thế ra Bảy Núi vẫn tiếp tục và phát triển,
càng ngày càng dũng mãnh, tinh thần yêu nước và kháng chiến. Phải
chăng, có phần của người Bảy Núi muốn đem lại nỗi vui cho câu thơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.