Hai chiếc T.28 của không quân Mỹ mới “cho” quân Phu-mi Nô-
xà-vẳn đương diễu võ dương oai trên trời Viêng Chăn
. Trong bốn
mươi phút trưa 24 tháng 10, ghé qua sân bay Vát-tay, tôi đã trông
thấy từng đoàn Đa-kô-ta Mỹ cửa hổng, một lỗ tròn, cắn đuôi nhau
bay đi, và chỉ có thể bay đi tiếp tế cho các đồn xa. Chắc chắn rằng
công việc phi pháp mà náo động và tốn của ấy của người Mỹ chỉ đổ
lửa vào phá hoại con đường độc lập, hòa bình và trung lập của nhân
dân Lào và càng không mảy may dính líu đến một đám công nhân
khuân vác người Lào đương ngồi dưới chân một bức tường hút
thuốc lá và ngó ra xem máy bay một cách vô cùng thản nhiên.
Hai tháng trước, nhà báo Pháp, Gioóc Sap-pha
Hà Nội tới Phnôm Pênh qua Vát-tay. Anh ta có nhận xét: “Sân bay
Gia Lâm nhỏ bé, cỏ mọc đầy, nước đọng từng vũng, chiếc máy bay
Ủy ban quốc tế đứng trong mưa. Còn sân bay Viêng Chăn của Lào
thì hiện đại.”
Hôm nay, tôi cũng đi trên đường mà Gioóc Sap-pha vừa đi.
Đúng, tôi cũng thấy cái sân bay Gia Lâm của ta nhỏ bé, trước và
nay vẫn thế, nhỏ bé và khuất nẻo. Bởi vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam chưa muốn có một Gia Lâm lớn hơn. Chúng ta không
tốn phí không cần thiết, một ngày nào cần đến, Hà Nội sẽ có sân bay
rất Hà Nội.
Chỉ tiếc người phóng viên tư sản kia nhìn mà không hiểu được
Gia Lâm và cuộc sống cuồn cuộn quanh cái sân bay Gia Lâm bình
thường. Nếu anh ta đã thấy được như thế, thì chắc không dễ dàng
đem so sánh cái sân bay Gia Lâm nho nhỏ và khiêm tốn của Việt
Nam giữa cánh đồng tháng Tám xanh mướt chân trời, chi chít nước
làng xóm và đường sá đương tấp nập làm ăn, xây dựng, với cái xa
hoa và độc ác lạc lõng của sân bay Vát-tay của Mỹ ở nước Lào trong
những cánh rừng thưa và lầy lội mà tôi để mắt kỹ lắm, thỉnh thoảng
mới thấy quanh đấy có một chiếc lều canh nương đã đổ nát. Người