KÍ ỨC ĐÔNG DƯƠNG - Trang 96

trái cây, chiếc hỏa lò, đến hũ mắm. Cũng sầm uất như cảnh thuyền
bè xưa kia tấp nập từ Lục tỉnh lên cầu Bông, cầu Mống, cầu Ông
Lãnh dưới Sài Gòn. Vẻ đẹp nơi đô hội bao giờ cũng là vẻ đẹp của
sức sống, của sự hoạt động và trí thông minh con người. Nói đến Hà
Nội cũ, phải nói đến người thợ thủ công. Nói đến Sài Gòn, đến
Phnôm Pênh thì như đã trông thấy đông vui những thuyền bè và
người nông dân, người thợ đem giàu có, an lành thịnh vượng và vẻ
đẹp đến cho thành phố.

Phnôm Pênh có nhiều cửa hàng sang trọng. Những hiệu nữ

trang lát kính lớn bốn phía; những hàng máy thu phát thanh rầm rĩ;
những hiệu cao lâu ồn ào mà tiếng hô gọi món ăn cất lên như tiếng
hát đối đáp. Người bán hàng bách hóa, hàng vải lụa, ngồi trầm
ngâm, lim dim như con bói cá rình mồi. Có khách vào thì chợt mở
mắt và đứng dậy.

Thông thường, dạo đường phố, phải chú ý những cái lạ mặt, lạ

tai ấy. Nhưng tôi chẳng tò mò, tôi không cần biết đến những cạnh
tranh ly kỳ và bẩn thỉu của nghề buôn Nhật hay Anh, Mỹ, hay Tây
Đức. Những cú húc nhau của chúng có thể cũng đem lại vô số tiện
nghi cho một vài người nào đó, nhưng tất nhiên nó cũng làm khó
khăn cho các nghề thiết dụng của Cam-pu-chia lúc này đương tích
cực đấu tranh chống sự xâm lấn của hàng hóa nước ngoài. Mới đây,
Cam-pu-chia hạn chế và cấm nhập đường, sữa là một ví dụ. Có thế
thì công cuộc chăn nuôi và ruộng mía, cây thốt nốt Cam-pu-chia mới
phát đạt được.

Đúng thế, tôi muốn được thấy và tôi quý tất cả. Cam-pu-chia

thật Cam-pu-chia. Một quả chuối, một trái cam, một bát hủ tíu ngon,
một miếng đường thốt nốt, một cây gỗ mun, gỗ sao, một cái xiên dệt
trong làng, một con cá vồ cá mảng Biển Hồ, một gánh lúa tốt nhất
cánh đồng vựa thóc Bát-tăm-băng, một chút vàng đãi ở Pa-lanh, lớn
và nhỏ chi cũng được, nhưng tôi chỉ muốn và thiết tha những gì của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.