Cam-pu-chia. Bởi vì, đấy, chỉ có đấy mới thật sự là công sức, là tiền
rừng, bạc biển của cải đem lại giàu có, thịnh vượng cho Cam-pu-
chia.
Người ta nói phải về nông thôn Khơ-me và đến các làng nổi
đánh cá trên Biển Hồ, sẽ thấy rõ tiềm lực hùng hậu của đất nước
này. Đúng như vậy.
Nhưng không phải chỉ có ở trong làng mà ở Phnôm Pênh ngày
nay cũng thấy được nguồn sống dồi dào ấy.
Tôn-lê Sáp buổi chiều đông đúc. Cầu Mô-ni-vông buổi sáng tấp
nập. Những ngày những đêm Chợ Mới.
Rải rác, đâu cũng có.
Ánh đèn Chợ Mới trắng đêm không phải chỉ có khách chơi mới
cần tìm phòng ngủ và hàng cao lâu mở cửa đêm. Mà cuộc sống lao
động thâu đêm ở Chợ Mới và các bến sông. Những chiếc xe xích lô
lững lờ khắp phố, ta chợt thức giấc lúc ba bốn giờ sáng trông xuống
đường, vẫn thấy xe lượn như lúc chập tối.
Đông đúc, chen chúc, tấp nập.
Những công nhân khuân vác ở ga xe lửa, bến ô tô, bến sông
chiều chiều tắm sông rồi lên các tiệm cơm “kinh tế”, ngồi chơi đen
kịt vỉa hè, đêm đến nằm “đếm sao” và ngủ trên cầu tàu.
Những chiếc thuyền lớn ghé đậu bên kia cầu Mô-ni-vông,
thuyền chở bắp, chở chuối, chở trái cam, chở cá khô, chở lúa. Người
lái thuyền cởi trần chít khăn chéo, da đen quánh như mật, cánh tay
và ngực nổi bắp, xà-roỏng quấn sặc sỡ, hùng dũng như hình người
Khơ-me tạc trên đá tường các đền cổ. Những người nông dân và dân
chài mạnh mẽ, chăm lo làm ăn ấy, tất cả đám đông ấy đời đời nay đã
đem tài sức, đem của đến nuôi sống, làm giàu cho thành phố.