KIẾM KHÁCH LIỆT TRUYỆN - Trang 109

Lại có một thuyết lạ lùng nữa là có người thợ rèn kiếm ở Mimasaka,
nơi Musashi sinh ra, vì muốn quảng bá cho kiếm của mình nên cho mấy
người xưng tên Musashi đi khắp nơi trong nước. Nhưng dù sao thì thuyết
này cũng không mang tính thuyết phục lắm.
- Musashi chẳng những tinh thông võ nghệ, mà thi ca, trà đạo, cờ
vây cờ tướng, chư nghệ chư năng thảy đều tinh thông tường tận.
Kouan xác nhận trong tập đối thoại. Sự thật là Musashi (về sau lấy
hiệu là Niten – Nhị Thiên) là một họa gia, một nhà điêu khắc không thể
thiếu trong lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Tác phẩm của ông được giữ đến
ngày nay cũng rất nhiều. Như bức tranh “Koboku meigekizu” (Chim đậu
cành khô) vẽ một cánh chim bách thanh (mozu) đậu trên cành khô được
xem là tác phẩm quan trọng của mỹ thuật Nhật Bản và chỉ cần nhìn là có
thể hiểu ngay đây không phải là một họa phẩm do họa sĩ nửa mùa vẽ được.
Với tài năng như thế thì chỉ có thể nói là cùng một người mà thôi.
Nếu xét về cuốn “Gorin no sho” thì có thể nói đây là một áng danh
văn ý tưởng mới lạ mang tính luận lý cao, thuật ngữ thì từng chữ từng ý rất
nghiêm mật, rất gần gũi với văn chương hiện đại. Cho đến trước thời Meiji
(Minh Trị) thì những áng văn bình dị mà đạt ý như vậy chỉ có thể thấy ở tập
sách “Tanni shou” không rõ tác giả, của cao tăng Rennyo Shounin, người
có công trùng hưng chùa Honganji vào cuối thời Muromachi và Musashi
mà thôi.
Vì vậy có thể nói rằng với tài năng xuất chúng ở nhiều mặt nói trên
thì chỉ có thể là một người duy nhất. Đây hẳn là điều đương nhiên.


Chú thích:

[1]

Hộ Quốc Tự

[2]

Niên hiệu kéo dài từ năm 1704-1711

[3]

Đối thoại với Kouan

[4]

Niên hiệu kéo dài từ năm 1573-1592

[5]

Niên hiệu kéo dài từ năm 1596-1615. Musashi tham gia vào trận chiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.