• Trước khi đề ra các kế hoạch, chúng ta có thực sự cần tham gia vào đây
không?
• Vấn đề có phải thuộc công việc, chuyên môn của chúng ta không?
• Liệu tôi có thể giao việc thăm dò, tìm hiểu cho các chuyên gia khác trong
nhóm, những người có khả năng hơn tôi không?
Một khi bạn quyết định giải quyết khủng hoãng, hãy đặt ra những câu hỏi
sau:
• Đã đến lúc đầu tư thời gian vào sự giúp đỡ của chuyên gia thay vì tự làm
hay chưa?
• Cần bao nhiêu thời gian để chỉnh sửa lại những kế hoạch của chúng ta?
Còn khúc mắc ở đâu không?
Nỗi sợ hãi, hoảng loạn sẽ lan rộng. Các nhà quản lý giỏi không bao giờ thể
hiện hoặc khiến người khác hoảng loạn mặc dù họ cảm nhận rõ điều đó!
2. Không trừng phạt
Tránh những thói quen đã trở thành truyền thống “trừng phạt những người
đưa tin”. Nếu bạn phạm phải những lỗi chết người này, nhóm của bạn sẽ
ngần ngại cảnh báo bạn những chuyện bất ổn trong những lần tiếp theo.
• Hãy khuyến khích bầu không khí làm việc nơi lỗi lầm được coi là “những
thử nghiệm”.
• Nhấn mạnh rằng việc thông báo sớm những tin xấu sẽ mang lại những giải
pháp ít tốn kém và nhanh chóng hơn.
• Hãy ghi nhận và thưởng cho những hành động đáng tự hào.