lại đáp: “À, 6% phải không ạ?”
Tại sao chúng ta sợ những mâu thuẫn nội bộ nhất?
Các cuộc xung đột căng thẳng nhất là những vụ mà chúng ta hiếm khi bộc
lộ trong công việc. Đây là những cuộc xung đột nội bộ/ứng xử của chúng ta.
Một số chuyện xảy ra ở nơi làm việc đã xúc phạm nghiêm trọng tới quan
niệm đạo đức hay quyền lợi của chúng ta. Chúng ta thường nghiền ngẫm
những chuyện này, hy vọng điều chỉnh các chi tiết dưới hình thức một lời
đề nghị hoặc đề xuất cho đến khi chúng đáp ứng được những tiêu chuẩn đạo
đức của chúng ta. Thông thường, chúng ta có thể tiếp cận mục tiêu hoặc đạt
được một thỏa hiệp mà không cần nói ra một từ khó chịu nào. Có lẽ đối
phương cũng đang làm như thế để không bộc lộ các vấn đề thực sự.
Xung đột giữa các cá nhân
Những cuộc xung đột giữa các cá nhân nhìn bên ngoài thường dễ giải
quyết. Và những cuộc xung đột này khơi gợi bản năng thấp nhất của con
người. Những nhà nghiên cứu động vật nói rằng động vật không đấu tranh
theo cách giống con người. Nhưng chỉ cần nhốt hai con khỉ vào trong một
chiếc lồng với một quả chuối duy nhất: bạn sẽ thấy một cuộc xung đột! Đưa
hai mươi đại biểu tham dự hội nghị vào trong một chiếc thang máy và theo
dõi quá trình giành quyền kiểm soát các nút bấm và ra vào cửa. Bất cứ khi
nào bạn đặt hai người vào một tình huống cạnh tranh, bạn sẽ thấy chúng ta
quay lại với bản năng thấp của mình − mặc dù chúng ta cố gắng che giấu
tính tư lợi bằng việc diễn đạt những xung đột bằng từ ngữ lịch sự hoặc
mang tính trào phúng.
Một điều chắc chắn là: bất kỳ dấu hiệu bất công nào cũng sẽ khiến mọi
người xung khắc nhau. Có lẽ đó là lý do mà tại những cuộc hội thảo Giám
sát, chúng tôi chỉ cần đề cập đến từ “công bằng” và tất cả khán giả đều nhất
trí.