không rõ ràng thật sự gây nguy hiểm cho cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi chỉ
trình bày ngắn gọn chương này, nhưng yêu cầu bạn phải tập trung quan sát
để điều chỉnh ở nơi làm việc.
PHẢN HỒI: GÁNH NẶNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC ỦY NHIỆM
Trong tất cả những buổi tọa đàm với các kỹ sư, các nhiếp ảnh gia và các
nhà chuyên môn, chúng tôi thường nhận được một lời phàn nàn phổ biến.
Theo lời của một kỹ sư từng thất vọng:
Khi giao việc cho tôi, sếp thường bỏ qua những câu hỏi ban đầu của tôi và
tin tưởng rằng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ, và để tôi tự “làm hết sức”. Sau
đó, khi tôi bắt tay vào thực hiện, sếp lại phê bình những gì tôi đã làm, đồng
thời nói rõ ý định ban đầu của ông ấy. Tất cả những việc tôi đã làm trở nên
vô nghĩa!
Tại các cuộc hội thảo, khi nghe thấy các sếp thừa nhận sai lầm khi không
thể truyền đạt chân thực nhiệm vụ cho nhân viên, chúng tôi cũng nghe thấy
những lời bào chữa yếu ớt về vấn đề này, chẳng hạn như:
Tôi có lý do để tin tưởng người mà tôi lựa chọn. Cô ấy đã làm việc cùng
chúng tôi 2 năm. Khi tôi hỏi cô ấy có hiểu không, cô ấy nói có. Thật sự, tôi
đang vội ra sân bay cho kịp giờ chuyến bay khi chúng tôi bàn luận về việc
này, nhưng rõ ràng hiểu nhanh vấn đề là một yêu cầu trong công việc của
chúng tôi.
Cũng tại hội thảo đó, khi chúng tôi lắng nghe những người được bổ nhiệm
gặp rủi ro, họ đổ lỗi cho sếp vì “thiếu sự tham gia xây dựng”, nhưng thừa
nhận đã che giấu sự thiếu chắc chắn đằng sau niềm tự hào và lạc quan.
Phương pháp giải quyết chung: Vạch ra những thiếu sót ngay từ ban đầu