KIỂM SOÁT THỜI GIAN - CHU TOÀN MỌI VIỆC - Trang 218

Bạn có thể thực hiện một số bước nhằm ngăn chặn tai họa, cho dù bạn là
sếp hay là người được chỉ định.

Người chỉ định: Nếu mọi người lảng tránh câu hỏi ban đầu của bạn, đừng
chấp nhận công việc ngay lúc đó. Thay vào đó, bạn hãy đặt ra một điều
kiện. Đề nghị quay lại sau vài giờ với một số câu hỏi quan trọng được ghi ra
giấy. Tiếp theo, quay lại văn phòng của bạn, kẻ một bảng có hai cột, một cột
chỉ ra những gì bạn thật sự biết và một cột đánh dấu những gì bạn không
biết. Mang bảng này theo bạn khi trở lại gặp sếp để tìm câu trả lời. Sếp sẽ
nhanh chóng nhận ra những thiếu sót hay những điều bạn chưa hiểu rõ. Khi
bạn và sếp đã giải quyết xong những điều đó, bạn có thể bắt đầu công việc
đầy tự tin, tiết kiệm thời gian khi “thử nghiệm và mắc sai lầm”.

Đừng phàn nàn rằng bạn – người bị thua thiệt – phải làm công việc đó.
Trong kinh doanh, tất cả công việc phải được hoàn thành với mức chi phí
thấp nhất theo giờ. Đó là chi phí của bạn, so với mức chi phí của sếp.

Những vị sếp: Khi giao một việc mới cho ai đó, sếp không đặt câu hỏi
đóng với những câu trả lời “có” hoặc “không”. Những người dễ hồi hộp sẽ
giấu đi sự yếu kém để khẳng định sự khôn ngoan của bạn khi chỉ định họ.
Nếu họ hiểu, “Có” thường là câu trả lời khi được hỏi; ngay sau khi bạn đi
khỏi, họ sẽ nhanh chóng tìm người khác tư vấn, giúp đỡ. Hãy đưa ra một
phiên Hỏi-Đáp ngay khi bạn chỉ định ứng viên. Và sau đó bạn nên yêu cầu
ứng viên viết ra các câu hỏi khác để bạn giải đáp trong phiên Hỏi-Đáp tiếp
theo.

Năm thực tế khi làm rõ một vấn đề

Để làm sáng tỏ trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi công việc được
giao, sếp phải cung cấp thông tin về nhiệm vụ và ứng viên phải nhấn mạnh
những điều sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.