được giảm thiểu theo thời gian. Hãy nhìn xem sự hoàn thiện vẫn cần thiết
như thế nào trong công việc của mình.
LỰA CHỌN NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI TUYỂN DỤNG
Trước khi bạn tìm kiếm một nhân viên để ủy thác công việc hay tuyển dụng
một ứng viên cho tổ chức, hãy quan tâm đến việc chọn lọc nhiệm vụ. Một
nhiệm vụ sẵn sàng cho quá trình ủy thác, phân công công việc sau này cần
phải giá trị, ổn định và có tính lặp lại. Ý của chúng tôi ở đây là:
1. Nhiệm vụ này có giá trị không? Nếu bạn nghi ngờ giá trị của việc tiếp tục
nhiệm vụ, hãy thương lượng để loại nó khỏi khối lượng công việc của mình.
Đừng đẩy nó xuống mức thấp hơn. Bạn lo ngại rằng mình sẽ vướng phải
những cuộc tranh luận? Hãy tham gia những cuộc tranh luận đó! Tranh thủ
sự đồng tình để thiết kế lại nhiệm vụ này, kiểm tra các nhiệm vụ thay thế,
hoặc đơn giản là tạm loại nhiệm vụ ra khỏi cuộc sống của bạn trong khoảng
thời gian nhất định.
2. Nhiệm vụ này có ổn định không? Lựa chọn các nhiệm vụ ổn định với
những thủ tục đáng tin cậy, nhờ đó học viên ít mắc sai lầm hoặc không cần
phải kiểm tra kỹ lưỡng nhiệm vụ khi đang nghiên cứu, thực hành nó.
3. Nhiệm vụ này có lặp đi lặp lại không? Hãy chọn những nhiệm vụ có thể
thực hành hàng ngày hay hàng tuần để nhân viên có thể tăng tốc độ làm
việc, tăng cường sự tự tin cũng như thu nhận được những kỹ năng cần thiết.
Xây dựng, thiết lập các nhiệm vụ để phục vụ công việc giám sát
Để an toàn, bạn không nên lựa chọn một nhiệm vụ lớn ngay lập tức. Thay
vào đó, bạn có thể chỉ cho nhân viên thấy mục tiêu tổng thể rồi phân chia
nhiệm vụ thành từng phần để huấn luyện và thực hành. Bạn để lại những
phần khó khăn nhất (ví dụ như phần ra quyết định) nhưng vẫn phân công
những phần cơ bản và cụ thể (chẳng hạn như thu thập dữ liệu, tính toán,