KIẾM SỐNG - Trang 190

Ngoài chuyện đó, tôi còn thấy được những tia sáng lờ mờ của một sự

thật sinh động và đáng kể, thấy được những nét cạnh của một cuộc sống
khác, những quan hệ xã giao khác. Tôi nhận ra ở Paris những người đánh xe
ngựa, thợ thuyền, binh lính và “đám dân đen” đều không giống ở Nizhny,
Kazan, Perm. Họ nói chuyện với các ông chủ một cách mạnh dạn hơn, ứng
xử với chủ đơn giản hơn và tự lập hơn. Đấy, cũng là người lính, nhưng anh
lính trong truyện không giống ai trong số những người mà tôi biết – chẳng
giống anh Sidorov, cũng không giống anh lính miền Viatka trên tàu thủy, lại
càng không giống Ermokhin. Anh lính này “lớn” hơn tất cả bọn họ. Trong
con người anh có điều gì gần giống bác Smouri, nhưng anh không dữ tợn và
cục cằn như bác. Và đây, một người chủ hiệu tốt hơn tất cả những chủ hiệu
mà tôi từng biết. Các linh mục trong truyện cũng không giống bao linh mục
tôi đã gặp – họ chân thành hơn, đối xử với mọi người một cách đầy thông
cảm. Nói chung, cuộc sống ở nước ngoài được nêu lên trong sách thú vị, dễ
dàng, tốt đẹp hơn cuộc sống mà tôi biết; ở nước ngoài người ta không đánh
nhau thường xuyên và dữ dội như ở đây, không nhạo báng con người một
cách đau đớn ê chề như đám đông đã nhạo báng anh lính miền Viatka,
không cầu Chúa một cách cuồng tín như bà chủ già thường cầu nguyện.

Trong nhiều truyện, khi nói đến những kẻ tàn ác, những người tham

lam, đê tiện, thường không thấy nhắc về tính tàn nhẫn khó hiểu hay khát
vọng nhạo báng con người – điều mà tôi rất quen thuộc vì hằng ngày thường
quan sát thấy. Những kẻ ác trong truyện đều tàn nhẫn một cách có ý thức,
hầu như lúc nào cũng có thể hiểu được vì sao mà họ trở nên như vậy. Còn
ngoài đời thật, tôi nhìn thấy người ta tàn nhẫn một cách vô ý thức, vô bằng
cớ, tàn nhẫn chỉ cốt để tiêu khiển mà không chờ đợi ở đấy một lợi ích gì.

Mỗi quyển sách mới lại giúp tôi nhận rõ hơn sự khác biệt giữa cuộc

sống của người Nga và đời sống người dân nước khác, gợi lên trong lòng tôi
nỗi bất bình mơ hồ, khiến tôi thêm ngờ vực những “sự thật” mà tôi đọc được
trên những trang giấy vàng úa, mép lem luốc kia.

Nhưng bỗng một hôm tôi kiếm được cuốn tiểu thuyết Anh em nhà

Zemganno của Goncourt

[82]

. Tôi đọc xong trong một đêm, sửng sốt với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.