Ông lão Grandet khiến cho tôi liên tưởng ngay tới ông ngoại. Tôi bực
mình vì quyển sách mỏng quá, nhưng ngạc nhiên vì thấy trong đó chứa đựng
biết bao nhiêu sự thật. Cái sự thật vốn rất quen thuộc với tôi và đã làm tôi
phát ngấy được diễn đạt trong cuốn sách với sắc màu hoàn toàn mới mẻ, vô
tư và bình thản. Những cuốn sách tôi từng đọc, trừ sách của Goncourt, đều
kết tội con người một cách khe khắt và hay “lên gân” hệt như những chủ nhà
của tôi vậy. Các cuốn sách đó dễ khiến ta cảm mến những kẻ gây tội ác và
bất bình với những con người đức hạnh. Thật đáng tiếc khi lúc nào cũng
thấy con người phải hao phí bao nhiêu tâm não và ý chí mà vẫn không sao
đạt được điều mình mong muốn – những nhân vật đức hạnh từ trang đầu tới
trang cuối cứ đứng im trước bao sóng gió ập đến, tựa những cột đá không gì
lay chuyển nổi. Mặc dầu sau cùng mọi âm mưu xấu xa độc ác đều tan tành,
những cột đá vẫn không gây được cảm tình nơi người đọc. Một bức tường
dù có đẹp và vững chắc chừng nào, một khi mong muốn của mình là hái
những trái táo bên kia bức tường thì không nên ngắm nghía mãi vật cản vô
tri đó làm gì. Tôi nghĩ, điều quý hơn, sinh động hơn phải là điều nằm ẩn đâu
đó phía sau những đức hạnh ấy…
Trong sách của Goncourt, Greenwood, Balzac, ta không gặp những kẻ
toàn ác hoặc toàn thiện, các nhân vật sinh động một cách tuyệt diệu, không
còn gì để băn khoăn: Những điều họ nói và làm nhất thiết phải như vậy,
không thể nào khác.
Nhờ đó mà tôi hiểu được rằng gặp “một quyển sách hay”, “một quyển
sách đúng đắn” thật là một niềm vui lớn. Nhưng làm sao để tìm ra được
những sách ấy? Ngay cả chị vợ anh thợ cắt cũng không thể giúp tôi.
- Đây là một quyển sách hay.
Chị nói, trao cho tôi cuốn Những bàn tay đầy hoa hồng, vàng và máu
của Arsene Huissier
cùng tiểu thuyết của Beyle, Paul de Kock, Paul
Feval, nhưng tôi đọc những cuốn ấy với sự căng thẳng cao độ.
Chị thích tiểu thuyết của Mariette
, Vernier
, nhưng tôi thấy chúng
tẻ ngắt. Truyện của Spielhagen tôi cũng không thích, nhưng tôi mê mệt tác