Tôi thầm gọi bà là nữ hoàng Margot.
“Chính đây là cuộc sống vui thú mà các tiểu thuyết Pháp thường miêu
tả.” Tôi nghĩ vậy khi nhìn qua các cửa sổ. Những lúc ấy tôi thấy buồn buồn:
Lòng ghen trẻ thơ khiến tôi đau lòng khi thấy nhiều đàn ông vây quanh Nữ
hoàng Margot. Họ quấn lấy bà như đàn ong bò vẽ quấn quanh một bông hoa.
Một sĩ quan cao dong dỏng và lúc nào cũng ủ ê ít đến hơn những người
khác. Trán ông có nhiều sẹo chém, mắt hõm sâu. Lần nào ông cũng mang
theo một cây vĩ cầm, chơi hay đến nỗi khách qua đường cũng phải dừng lại
dưới cửa sổ, dân trong phố kéo ra tập hợp trên các đống gỗ, ngay cả đến nhà
chủ của tôi, nếu họ không đi vắng, cũng mở cửa sổ ra, vừa nghe vừa khen
ngợi người chơi đàn. Tôi không nhớ ra ngoài thầy phụ lễ ở nhà thờ họ còn
khen ai nữa, và cũng biết họ vẫn thích bánh rán với mỡ cá hơn là âm nhạc.
Thỉnh thoảng ông sĩ quan hát và ngâm thơ bằng giọng trầm trầm. Ông
vừa thở hổn hển vừa ấp lòng bàn tay vào trán. Một hôm, khi tôi đang chơi
với cô bé dưới cửa sổ, Nữ hoàng Margot đề nghị ông ta hát, ông từ chối năm
lần bảy lượt rồi cuối cùng tuyên bố bằng một giọng rành rọt:
Chỉ bài ca mới cần vẻ đẹp,
Còn vẻ đẹp đâu cần đến bài ca…
Tôi rất thích hai câu thơ đó và không hiểu sao thấy thương thương ông
sĩ quan.
Tôi thích nhất khi được nhìn bà thiếu phụ của tôi ngồi trước dương cầm
chơi đàn một mình trong phòng. Tiếng nhạc làm tôi ngây ngất say sưa. Tôi
không còn thấy gì ngoài ô cửa sổ in hình dáng thanh tú của người đàn bà
dưới ánh sáng vàng của ngọn đèn, ngoài vẻ mặt trông nghiêng kiêu hãnh và
những ngón tay trắng trẻo lướt nhanh thoăn thoắt như những cánh chim trên
phím đàn của thiếu phụ.
Tôi vừa nhìn bà, vừa lắng nghe tiếng đàn rầu rĩ và tôi mơ ước: Nếu tôi
tìm được một kho tàng, tôi sẽ đem biếu bà hết, để bà trở thành một người
thật giàu có. Còn nếu tôi là Skobelev
thì tôi lại sẽ tuyên chiến với Thổ
Nhĩ Kì để lấy tiền bồi thường của họ xây một ngôi nhà trên bờ dốc Otkos –