bàn luận với ban điều hành hãng Boeing về công trình nghiên cứu
này và lập luận rằng, các công ty vượt trội dường như chấp nhận
tất cả khó khăn nhằm khuyến khích, nuôi dưỡng, và quan tâm tới
“các nhà vô địch sản phẩm” – đó là những cá nhân tin tưởng mãnh
liệt vào ý tưởng của họ đến mức tự mình gánh vác mọi trách nhiệm,
chỉ trích bộ máy quan liêu, luồn lách thực hiện các dự án xuyên qua
hệ thống và tới tận khách hàng. Bob Withington, đã kể lại câu
chuyện hãng Boeing giành được hợp đồng chế tạo loại phi cơ B-47
cánh tà, về sau đã trở thành loại máy bay thương mại B-707 đầu
tiên gặt hái thành công rực rỡ. Ông ta cũng thuật lại câu chuyện hãng
Boeing giành được hợp đồng sản xuất máy bay B-52, loại phi cơ
vốn ban đầu chỉ được thiết kế với động cơ tua bin đẩy cho đến
khi Boeing chứng minh được các lợi thế của B-52 giống như một
phi cơ phản lực.
Đối với chúng tôi, sức hấp dẫn của câu chuyện thứ nhất xuất
phát từ chiến công của một nhóm nhỏ các kỹ sư hãng Boeing miệt
mài nghiên cứu hồ sơ tài liệu của Đức Quốc Xã trong các phòng thí
nghiệm bị Lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Chẳng bao lâu sau họ
tin tưởng vào quan điểm riêng về các lợi ích vô cùng to lớn của bản
thiết kế máy bay cánh tà. Cách đó nửa vòng trái đất, tại Seattle,
việc thử nghiệm thiết kế cánh tà trong đường hầm khí động tạo
nên một phát hiện gây chấn động ‒ có thể đặt động cơ trên cánh
trước thay vì thân máy bay. Câu chuyện thứ hai mô tả về kỳ nghỉ
cuối tuần dài dằng dặc tại khách sạn Dayton của một nhóm kỹ sư
hãng Boeing. Họ đã thức thâu đêm để thiết kế lại toàn bộ chiếc B-
52, thảo luận và viết ra một đề xuất dày 33 trang, rồi trình lên
Lực lượng Không quân Hoa Kỳ vào ngày thứ Hai kế đó, tất cả chỉ
trong vòng 72 tiếng đồng hồ. (Ngoài ra, nhóm này còn trình bày
đề xuất hoàn thiện một mô hình máy bay được khắc rất đẹp,
chế tạo từ chất nhựa thơm và các loại vật liệu khác được mua ngay
trong kỳ nghỉ cuối tuần với giá 15 đô-la ở một cửa hiệu bán đồ lưu