mạnh vào lợi ích này. Kể cả khi ngân sách eo hẹp, chúng tôi vẫn
quyết định mua máy tính của hãng IBM.
Trước kia, chúng tôi vẫn được nghe kể những câu chuyện về văn
hóa đặc sắc với xu hướng thích tổ chức họp hành, hát bài ca truyền
thống, và khen ngợi của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngày nay,
phong cách làm việc này thường bị gạt đi vì người ta cho rằng nó
không phù hợp tại Mỹ. Ai có thể tưởng tượng ra lối cư xử kiểu bộ lạc
tại các công ty Mỹ? Nhưng ở Mỹ cũng có những trường hợp như vậy.
Đối với bất kỳ ai chưa từng chứng kiến, thật khó có thể hình dung
ra cảnh náo nhiệt và hưng phấn trong buổi họp tối thứ Hai hàng
tuần của những nhân viên bán bát nhựa của công ty Tupperware.
Tình trạng tương tự như vậy cũng diễn ra tại Mary Kay Cosmetics và
đã trở thành chủ đề của một phân đoạn trong chương trình Sixty
Minutes (Sáu mươi phút) của Morley Safer. Các ví dụ trên đây có thể
bị bác bỏ vì chỉ là một số trường hợp đặc thù khi bán loại sản phẩm
nào đó. Mặt khác, tại HP, những buổi uống bia thả phanh dành cho
nhân viên được tổ chức đều đặn, và chúng đã trở thành một hoạt
động bình thường trong cách tiếp cận của mỗi bộ phận, giúp cho mọi
người có cơ hội quen biết lẫn nhau. Một người trong nhóm chúng tôi
khi mới vào nghề đã trải qua một chương trình đào tạo kinh doanh
của IBM; vào mỗi buổi sáng, mọi nhân viên đều ca hát và cảm thấy
hưng phấn như các nhân viên trong công ty Nhật Bản.
Khi phát biểu trong hội thảo cho khách hàng hoặc giảng cho sinh
viên, chúng tôi thường lấy phong cách quản lý độc đáo của hãng
hàng không Delta Airlines làm ví dụ điển hình. Là những người di
chuyển nhiều, chúng tôi có thể kể lại một hay hai câu chuyện về
những lần trợ giúp cụ thể từ các nhân viên của Delta, khi chúng tôi
chen chúc để kịp chuyến bay chuyển tiếp vào giờ chót. Lần gần
đây nhất khi chúng tôi thuật lại câu chuyện này, một nhà lãnh đạo
điều hành giơ tay lên, phát biểu: “Nào, để tôi nói cho anh biết