sản phẩm" phi lý tại công ty 3M, hiện tượng gia tăng về dòng sản
phẩm tại công ty Digital Equipment Corporation, tình trạng cạnh
tranh nội bộ đầy sôi động giữa các nhà quản lý thương hiệu ở công ty
P&G. Vào thập niên 1920, Alfred Sloan đã thành công trong việc tạo
ra sự trùng lặp tại General Motors; sự trùng lặp trên diện rộng và có
mục đích đã tồn tại trong nhiều dòng sản phẩm của các phân bộ
của IBM nhằm khích lệ sự cạnh tranh nội bộ cũng đã xuất hiện từ
lâu. Song ngay cả ngày nay, ít nhà lãnh đạo duy lý nào có vẻ muốn
chấp nhận nó. Họ không thích sự trùng lặp mà chỉ muốn trật tự
ngăn nắp. Họ không thích phạm sai lầm; mà chỉ muốn xây dựng
kế hoạch thật kỹ càng. Họ ghét tình trạng không biết mọi người
đang làm và thích những biện pháp kiểm soát tất cả. Họ xây dựng
mạng lưới nhân viên khổng lồ. Trong khi đó, Wang Labs hay 3M
hay Bloomingdale’s đưa đến mười sản phẩm mới ra thị trường từ
hàng tháng trước.
Do đó, chúng tôi đưa ra một vài luận điểm chống lại lý thuyết
truyền thống, chủ yếu vì bằng chứng thu thập được về cách thức
làm việc của con người − dù xét về mặt cá nhân hay trong các nhóm
lớn − đã khiến chúng tôi phải xem lại một số nguyên lý kinh tế
quan trọng liên quan tới quy mô (lợi ích kinh tế theo quy mô), tính
chính xác (các giới hạn phân tích), và khả năng đạt được kết quả phi
thường (đặc biệt là về chất lượng) của những nhân viên hoàn toàn
bình thường.
Các phát hiện rút ra từ những công ty vượt trội rốt cục là một bức
thông điệp chứa đầy tinh thần lạc quan. Tin tốt lành cho nước Mỹ:
cách thực hành quản lý tuyệt vời ngày nay không chỉ tồn tại ở Nhật.
Song, quan trọng hơn, thành quả này xuất phát từ việc đối xử tốt
với nhân viên và yêu cầu họ tỏa sáng, vượt trội lên; và từ việc sản
xuất ra những sản phẩm chất lượng cao. Tính hiệu quả theo quy mô
đã mở đường cho các đơn vị nhỏ với những nhân viên tinh thần