nhóm đặc nhiệm tại McKinsey & Company. Một nhóm có nhiệm vụ
xem xét lại những quan điểm của chúng tôi về chiến lược, còn
nhóm kia quay về với hiệu quả của bộ máy tổ chức. Nếu muốn, các
bạn cứ gọi đó là mô hình của McKinsey về nghiên cứu ứng dụng.
Chúng tôi (các tác giả) là những nhà lãnh đạo dự án về hiệu quả của
tổ chức.
Bước đầu tiên, dĩ nhiên là trao đổi với các nhà điều hành cấp
cao trên toàn thế giới, những người đã nổi danh nhờ kỹ năng, kinh
nghiệm và sự khôn ngoan về thiết kế cơ cấu tổ chức. Chúng tôi
thấy ngay rằng họ cũng chia sẻ nỗi lo âu về phương pháp tiếp cận
truyền thống. Tất cả không bằng lòng với giới hạn của các giải
pháp mang tính cơ cấu truyền thống. Đặc biệt, sai lầm gần đây
nhất là hình thức tổ chức phức tạp theo ma trận. Tuy nhiên, họ hoài
nghi về tính hữu dụng của bất cứ loại công cụ đã biết nào, thậm
chí còn hoài nghi về nhiệm vụ cần phải vực dậy và định hướng lại
các công ty khổng lồ trị giá hàng tỷ đô-la.
Thực ra, các ý tưởng hữu ích nhất lại xuất phát từ những nơi xa
lạ nhất. Trở lại năm 1962, nhà nghiên cứu lịch sử kinh doanh Alfred
Chandler đã viết cuốn Chiến lược và Cơ cấu Tổ chức, trong đó
ông đã diễn tả khái niệm phổ biến thời ấy là: ‘Cơ cấu tổ chức đi
theo sau chiến lược’. Và khi chúng tôi bắt đầu công trình của
mình vào năm 1977, phương châm của Chandler đã biến thành chân
lý phổ quát. Chỉ cần vẽ ra kế hoạch chiến lược trên giấy tờ rồi
thì cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ xuất hiện một cách dễ dàng. Chẳng
còn nghi ngờ gì nữa, quan niệm của Chandler đã đóng một vai trò
quan trọng; nhưng khi ông tuyên bố nó thì mọi người đều đang
tiến hành đa dạng hóa, và điều Chandler nắm bắt rõ ràng nhất
là: một chiến lược đa dạng hóa rộng rãi sẽ tạo nên một cơ cấu phi
tập trung. Cơ cấu tổ chức đi theo sau chức năng. Trong giai đoạn từ
sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến năm 1970, lời khuyên