ta sẽ ra lệnh “Làm cái này, làm cái kia” song chẳng có gì xảy ra. Tội
nghiệp Ike, chẳng có gì giống như quân đội đâu. Ông ta sẽ rất thất
vọng về điều này”.
Một số nhà nghiên cứu khác gần đây đã bắt đầu tập hợp
những luận chứng cho các quan điểm đi ngược lại truyền thống.
Nhà nghiên cứu Henry Mintzberg của đại học McGill ở Canada, đã
tiến hành một vài cuộc nghiên cứu hiếm hoi và nghiêm túc về
hiệu quả sử dụng thời gian của các nhà quản lý. Kết quả cho thấy họ
không dành toàn bộ thời gian làm việc để lập kế hoạch, cơ cấu sơ
đồ tổ chức, động viên và kiểm soát như giả thuyết của nhiều nhà
chức trách. Ngược lại, thời gian của họ bị xé vụn. Khoảng thời gian
bình quân dành cho bất cứ vấn đề nào là chín phút. Andrew
Pettigrew, một nhà nghiên cứu người Anh, chuyên nghiên cứu về
các chính sách đề ra quyết định chiến lược, và rất quan tâm đến
tính trì trệ của các tổ chức. Ông chứng minh rằng các công ty thường
bám víu vào các giả định sai lầm của họ về thế giới trong suốt
một thập niên, mặc dù bằng chứng hiển nhiên chỉ ra rằng thế giới
đó đã thay đổi và có thể chính họ cũng vậy. (Gần đây, chúng tôi
quan sát thấy vô số ví dụ chứng minh cho quan điểm đúng đắn
của Pettigrew xuất hiện tại nhiều ngành công nghiệp Mỹ hiện đang
hoạt động trong điều kiện chính phủ nới lỏng quy chế, chẳng hạn
như hàng không, vận tải, tiết kiệm và cho vay, viễn thông).
Trong những lần tiếp xúc ban đầu, chúng tôi đã gặp gỡ các nhà
quản lý từ những công ty hàng đầu trong suốt một thời gian dài
như: IBM, 3M, P&G, Delta Airlines. Khi suy nghĩ về trường phái
mới của tư duy luận, chúng tôi bắt đầu nhận thấy rằng những
khó khăn vô hình mà các nhà quản lý nói trên mô tả có vẻ phù hợp
với quan điểm của Weick và March nhiều hơn là với quan điểm của
Taylor hoặc Chandler. Chúng tôi đã nghe họ nói về môi trường văn
hóa của tổ chức, cảm thức gia đình, quy mô nhỏ là tuyệt vời, tính đơn