tình vô hạn, nhiều đến nỗi những đồng nghiệp của chúng tôi, sau
khi tình cờ gặp một nhà lãnh đạo điều hành, một kỹ sư hay công
nhân HP bình thường, đã hỏi: “Người như thế có thực chăng?”. Và
rồi họ gặp gỡ nhiều hơn, và cho dù họ hoài nghi đến đâu đi chăng
nữa, cuối cùng thái độ đó cũng dần tan biến. Bản thân chúng tôi
cũng phải cố gắng để giữ mình nghiêm túc, để không trở thành
người hâm mộ cuồng nhiệt của công ty. Song rõ ràng là không thể
được.
Wal-Mart
Với hơn 26.000 nhân viên, hiện nay Wal-Mart đứng thứ tư trong
số các nhà bán lẻ ở Mỹ. Trong thập niên 1970, công ty đã phát triển
doanh số từ 45 triệu đô-la lên 1,6 tỷ đô-la, từ 18 cửa hàng lên 330
cửa hàng. Sam Walton, hay “Ông Sam” như ông vẫn được gọi thân
mật trong công ty, là động lực chủ đạo cho thành công đó, và đơn
giản là Walton đã biết quan tâm chăm sóc nhân viên của mình”.
Thực tế, hầu hết các nhân viên quản lý, theo như ông khẳng định,
đều mang trên mình những nút khuy áo có dòng chữ: “Chúng tôi
quan tâm tới nhân viên của mình”.
Walton học được nghệ thuật về con người trong thời gian làm
việc tại J.C. Penney. Giống như Penney’s, nhân viên của ông được
gọi là những “người cộng sự” chứ không chỉ đơn thuần là nhân viên.
Và ông lắng nghe họ. Ông nói rằng: “Chìa khóa thành công là bước
ra khỏi phòng việc, đến các cửa hiệu và lắng nghe những gì mà
người cộng sự muốn. Gắn bó với công việc là điều vô cùng quan
trọng đối với tất cả mọi người. Các ý tưởng hay nhất của chúng tôi
xuất phát từ những người thư ký và từ nhân viên quản lý trẻ tuổi”.
Những câu chuyện về Walton đã trở thành huyền thoại. Theo tờ
Wall Streel Journal: ”Một vài tuần trước, ông Walton không thể ngủ
được. Ông thức dậy và mua một ít hạt dẻ tại một hiệu bánh mở cửa
suốt đêm. Vào lúc 2 giờ 30 sáng, ông đem tới làm quà cho một trung