KIẾM TÌM SỰ HOÀN HẢO - Trang 377

Trường hợp trên được nhà nghiên cứu John Child phân tích một

cách cô đọng. Ông đã phân tích hàng trăm công trình nghiên cứu về
kinh tế học theo quy mô (Economics of scale) và rút ra nhận xét:
“Những lợi ích kinh tế của nền công nghiệp quy mô lớn đã được
phóng đại quá mức, đặc biệt là trong cơn sốt sáp nhập và hợp lý hóa
tại châu Âu vào những năm 1960. Kết luận tổng quát rút ra từ những
công trình nghiên cứu này cho thấy các công ty biết cách phân chia
quy mô thành vừa và nhỏ mới là những công ty có được lợi ích kinh
tế”. Ông tiếp tục liệt kê ra một số lý do: “Có mối tương quan khá
cao giữa quy mô các xí nghiệp và tần suất xáo trộn công nghiệp,
mức độ nghỉ việc, và lãng phí do sự bất mãn mang lại”.

Kết luận được chúng tôi rút ra từ tất cả những gì đã nêu ở trên

và có thể coi là một nguyên tắc chỉ đạo cơ bản. Không chỉ riêng
ngành công nghiệp, có vẻ như việc có hơn 500 con người cùng dưới
một mái nhà có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng và không
lường trước được. Quan trọng hơn, ngay cả đối với các công ty tập
trung mạnh mẽ vào việc cắt giảm chi phí, quy mô nhỏ không những
sáng tạo hơn mà thậm chí còn hiệu quả hơn.

Bằng chứng quan trọng nhất về sự hiệu quả của quy mô nhỏ

thậm chí được tìm thấy ở một cấp độ thấp hơn – cấp độ của tổ
đội, phòng ban hay nhóm cải tiến chất lượng. Trong phần lớn các
công ty không nằm trong danh sách của chúng tôi, đơn vị kinh
doanh chiến lược hay một vài tập hợp lớn bao gồm nhiều người,
được xem là khối kiến trúc cơ bản của những tổ chức này. Còn
trong các công ty thành công vượt trội mà chúng tôi đã nhắc đến,
đội hay nhóm là nhân tố quan trọng nhất, trong bất cứ vấn đề
gì – dịch vụ, phát minh, sáng chế hay năng suất. Lời giải thích sau
đây của một nhà lãnh đạo điều hành Ngân hàng Bank of America có
thể coi là khá tiêu biểu:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.