“Hình như, lần nào cũng vậy. Chúng tôi luôn cố gắng đạt
được đúng mục tiêu cũng như sự tối ưu hóa. Công ty đặt hy vọng
vào hệ thống khổng lồ hoàn hảo. Tôi nhớ lại quãng thời gian khi
còn ở London. Một vấn đề mang tính dài hạn [của riêng ngành
ngân hàng] là làm sao kết hợp nghiệp vụ, hệ thống, các khoản tín
dụng [cho vay] với nhau. Chúng tôi hoạt động trong một khu vực
dịch vụ nhỏ. Tôi nghĩ đây là cơ hội tuyệt vời để thử nghiệm một loại
máy tính mi-ni. Chúng tôi có thể tập hợp một nhóm nhỏ nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề. Và kết quả đạt được thật là kỳ diệu. Bạn
không thể hình dung nổi có bao nhiêu cách thức để vượt qua những
khó khăn. Khi các nhóm từ 10 tới 12 người tập hợp lại và cùng nhau
làm việc. Chỉ trong khoảng thời gian chỉ từ 3 đến 4 tháng, họ đã
cùng nhau hình thành một hệ thống vô cùng hiệu quả. Nó tạo ra lợi
nhuận. Tinh thần của nhóm được đẩy lên cao. Cuối cùng, việc áp
dụng phương pháp này với mọi phòng ban ở London đã mang lại
nhiều thành công lớn. Thật kỳ lạ, cách thức đó có thể thật sự chia
nhỏ những vấn đề lớn và làm phát sinh động lực kích thích nhân
viên, chỉ cần bạn thử bắt tay thực hiện nó”.
Chúng tôi từng đề cập tới việc phần lớn thành công trong lĩnh
vực đổi mới được xuất phát từ những “nhà xưởng tồi tàn”, điều đó
đồng nghĩa với việc các nhóm nhỏ có xu hướng đạt kết quả vượt trội
hơn những phòng thí nghiệm có quy mô đồ sộ và có tới hàng trăm
nhân viên. Giờ đây, chúng tôi có nhiều ví dụ làm cơ sở chứng minh
cho việc các nhà xưởng tồi tàn có khả năng đạt hiệu quả cao hơn. Tại
các công ty như Bloomingdate, BM, HP hay Digital được thiết kế
như một tập hợp của rất nhiều các nhà xưởng tồi tàn với quy mô
10 người, bản thân mỗi đơn vị, tổ, đội, là nòng cốt của công tác cải
tiến năng suất. Công ty TI yêu cầu tất cả các nhân viên (PIP)
phải tham dự Chương trình People Involvement Program ít nhất
mỗi năm 1 lần. PIP (hay còn gọi là tổ cải tiến năng suất) là một
phong cách sống, hay có lẽ chính là phong cách sống ở công ty TI.